°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
44 người đã bình chọn

Những khó khăn, thách thức trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai

Đăng ngày 01 - 11 - 2020
Lượt xem: 2.832
100%

 

         Thứ nhất: Học viên thuộc đối tượng đặc thù rất khó quản lý, khó điều trị.
         - Tỷ lệ học viên nghiện các chất ma túy tổng hợp mới dạng Amphetamine( ATS) ngày càng tăng cao (trên 95%).
        - Độ tuổi người nghiện này càng trẻ hóa: Tuổi dưới 18: Trên 5%; tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao 62,6%.
         Thứ hai: Sự hiểu biết về ma túy và các vấn đề riêng quan đến công tác cai nghiện ma túy đối với đa số gia đình người nghiện chưa đầy đủ.
         Thứ ba: Điều kiện kinh tế của một số gia đình của người nghiện ma túy có nhiều khó khăn, nên khó có thể đóng góp đủ các khoản chi phí cai nghiện.
         Thứ tư: Hệ thống các văn bản qui định liên quan đến công tác cai nghiện ma túy vẫn còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tế, khó khăn trong điều trị
        - Cai nghiện cho người nghiện như : Quy định về thời gian thực hiện quy trình cai nghiện, quy định về các chế độ kinh phí hoạt động cai nghiện tại cơ sở công lập.                                                                                                                                           - Đối tượng vào cai nghiện đa phần là thành phần rất phức tạp, nhận thức về lợi ích của việc cai nghiện của đối tượng còn hạn chế nên sự tự giác chưa cao nên nhiều đối tượng chưa tuân thủ tốt nội qui, qui chế của Cơ sở.
         - Cơ sơ vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu cao trong điều trị cai nghiện tự nguyện ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều trị và tư vấn giáo dục học viên.
         - Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng đóng tiền cho học viên nên học viên chi ăn theo chế độ hỗ trợ của tỉnh điều này làm ản hưởng đến quá trình rèn luyện, phục hồi học viên.
          Một số nội dung, quy định của Luật Phòng, chống ma túy đã lạc hậu so với thực tiễn. Tình hình số người nghiện gia tăng trong khi công tác cai nghiện hiệu quả chưa cao, tỷ lệ tái nghiện ma túy nhiều; công tác quản lý sau cai tại nơi cư trú và tại cơ sở quản lý sau cai không còn phù hợp. Công tác xã hội hóa cai nghiện còn nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp sử dụng ma túy nhất là sử dụng ma túy tổng hợp "ngáo đá", người sử dụng ma túy tổng hợp gây ra các vụ thảm án, gây hoang mang trong dư luận nhân dân. Trong khi đó, chưa có quy định của pháp luật về quản lý đối tượng này…
         Trên cơ sở kế thừa các Điều luật của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008, dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung nhiều nội dung mới so với Luật Phòng, chống ma túy hiện hành. Cụ thể, dự thảo bổ sung nhiều quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, bãi bỏ biện pháp quản lý sau cai để phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; quy định biện pháp quản lý sau cai làm hạn chế quyền con người không phù hợp với Hiến pháp, quản lý sau cai tại nơi cư trú tạo tâm tý tự ti, mặc cảm cho người nghiện khi hòa nhập với cộng đồng, ngoài ra còn tác động đến tâm lý không tốt của gia đình, thân nhân của người nghiện; vì vậy thay biện pháp quản lý sau cai bằng công tác hòa nhập cộng đồng và phòng, chống tái nghiện để khuyến khích, động viên người nghiện không tái nghiện.
          Đặc biệt, liên quan đến các quy định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng, phản ánh từ nhiều địa phương cho thấy, việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Các đối tượng nghiện ma túy thường là có tiền án, tiền sự, không tự giác khai báo và thiếu tinh thần hợp tác với lực lượng chức năng; Còn tình trạng kỳ thị trong cộng đồng đối với người nghiện; đội ngũ cán bộ chuyên trách về vấn đề tư vấn, quản lý người nghiện tại địa bàn dân cư phải kiêm nhiệm, thay đổi công việc liên tục. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở cấp cơ sở rất hạn chế; các trạm y tế địa phương chưa đảm bảo yêu cầu thực hiện quy trình cắt cơn, giải độc …
        Để công tác điều trị, cai nghiện và quản lý sau cai cho người nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả trong thời gian đến cần tập trung một số giải pháp sau :
       - Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác dự phòng và điều trị nghiện. Các ngành, các cấp đổi mới nội dung và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hậu quả, tác hại của ma túy; đấu tranh triệt xóa những tụ điểm phức tạp về ma tùy , vận động những doanh nghiệp phối hợp với Cơ sở điều trị cai nghiện ma túy tỉnh trong việc đào tạo nghề, tiếp nhận học viên đã qua đào tạo vào làm việc sau khi hết thời hạn điều trị, cai nghiện, từng bước kiềm chế sự gia tăng tệ nạn ma túy và  giảm tỷ lệ người nghiện ma túy một cách có hiệu quả.
        - Các địa phương thường xuyên tuyên truyền, về các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và cộng đồng về công tác cai nghiện và quản lý đối tượng ma túy tại cộng đồng; xác định nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn não bộ nên điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài để giúp họ hạn chế tiến tới xóa bỏ sự kỳ thị với người nghiện.
         - Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, nhất là xã, phường, thị trấn cùng phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm, hỗ trợ kinh nghiệm sản xuất để người sau cai nghiện có cơ hội ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và phòng, chống tái sử dụng ma túy. Làm được những việc đó thì công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng mới phát huy hiệu quả và mang tính bền vững, lâu dài; từng bước đẩy lùi tệ nạn và tội phạm ma túy, góp phần giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phát huy hoạt động của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và người dân tại nơi cư trú trong việc vận động người nghiện, gia đình họ chủ động khai báo và đăng ký các hình thức cai nghiện phù hợp.
         - Công tác lập hồ sơ, giáo dục người nghiện ma túy tại xã, phường, thị trấn cần thực hiện tốt; chú trọng việc hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp với các ngành chức năng kịp thời điều chỉnh, kiến nghị, đề xuất bổ sung chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai ; đa dạng hóa hình thức, biện pháp tổ chức cai nghiện, chú trọng cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh, điều trị ở gia đình, cộng đồng và điều trị cho người nghiện bằng thuốc methadone.
       - Ngoài ra, việc điều trị, cai nghiện và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng phải thường xuyên được kiểm tra, giám sát để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng.
        Những giải pháp  nói trên nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng, chống và kiểm soát ma túy. Kiềm chế tốc độ gia tăng người nghiện mới; giảm tỉ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng, nhất là trong nhóm có hành vi nguy cơ cao; tổ chức cai nghiện MT theo hướng có hiệu quả, bền vững.
        Từ những vấn đề trên, các Bộ, ngành. Đặc biệt là Bộ Công an thẳng thắn nhìn nhận: biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng không hiệu quả vì không đủ nguồn lực về con người, vật chất. Những năm gần đây, nhiều địa phương không triển khai thực hiện được hoặc thực hiện mang tính hình thức. Do đó, cần nghiên cứu sữa đổi cho phù hợp với thực tế./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tình hình, kết quả công tác quản lý người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy năm 2023(02/02/2024 8:40 SA)

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy(23/01/2024 7:52 SA)

Hội nghị tuyên truyền về phòng, chống ma túy và xét nghiệm HIV cho học viên đang điều trị cai...(02/01/2024 9:27 SA)

Tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền phòng, chống ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy(13/11/2023 2:12 CH)

Tăng cường công tác phòng, chống mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, nhà trọ,...(13/11/2023 2:11 CH)

67 người đang online