Văn phòng Sở:
Văn phòng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị chuyên môn thuộc Sở, có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Công tác hành chính - quản trị: Quản lý theo dõi mua sắm tài sản cơ quan để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, tài sản, vật tư, thiết bị, tài chính của đơn vị theo đúng nguyên tắc, chế độ của nhà nước, đảm bảo phục vụ kịp thời các hoạt động của đơn vị. Đón tiếp, hướng dẫn khách đến liên hệ công tác và làm việc. Thực hiện quản lý hành chính, công chức cơ quan Văn phòng Sở. Cung cấp số liệu, thông tin thuộc lĩnh vực Ngành quản lý cho các cơ quan chức năng, báo đài khi được sự đồng ý của Giám đốc Sở. Thực hiện các quy định về phòng gian bảo mật, bảo vệ, phòng và chữa cháy, phòng chống bão lũ; Phổi hợp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định cuả Nhà nước; Lập kế hoạch tài chính đảm bảo phục vụ các hoạt động của cơ quan Văn phòng Sở.
2. Công tác văn thư - lưu trữ: Thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác bảo mật, văn thư, lưu trữ, ban hành công văn đi-đến theo đúng quy định.
3. Công tác tổng hợp: Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Tham mưu đề xuất việc xây dựng chương trình công tác của Sở - Ngành theo quy định; xây dựng lịch công tác tuần, tháng của Giám đốc và Phó Giám đốc. Tham mưu tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo sự phân công hoặc phấn cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và thèo quy định của pháp luật. Thẩm định văn bản đảm bảo đúng trình tự thủ tục, thể thức văn bản trước khi trình lãnh đạo sở ký ban hành. Phôi hợp soạn thảo, thâm định văn bản, giám sát quy trình thực hiện các loại văn bản tham mưu cho Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành.
4. Công tác kế hoạch-thống kê: Tham mưu xây dựng, tổng hợp trình Giám đốc Sở: Quy hoạch, kế hoạch, dự toán các nguồn kinh phí dài hạn, hàng năm cho các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác, chương trình, dự án, đê án, các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội do Sở - Ngành quản lý; đề xuất triển khai các văn bản quy phạm pháp luật được giao về công tác quy hoạch, kế hoạch, tài chính, thống kê - kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi quản lý của Sở; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện các quy định cuả Nhà nước về công tác quy hoạch, thống kê, tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi quản lý Sở - Ngành; Tham mưu theo dối tông hợp, ghi biên bản và đê xuât thông báo kết quả cuộc họp do Giám đốc và các Phó Giám đốc chủ trì.
5. Công tác cải cách hành chính, quản lý chất lượng ISO: Triển khai thực hiện đề án Cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Tổ chức theo dõi, quản lý Tổ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” và “Một cửa liên thông” tại Văn phòng Sở. Tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện quản lý chất lượng theo quy trình ISO 9001:2008 đã được chứng nhận. Tham mưu triển khai thực hiện đề án tin học hóa quản lý nhiệm vụ công tác ngành. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dụng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin, lưu trữ, phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực Ngành.
6. Công tác tổ chức, bộ máy - công chức, viên chức: Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Sở. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiên lương và chính sách, chê độ đãi ngộ, đào tạo, bôi dưỡng, bô nhiệm, miên nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. Tham mưu đăng ký, tuyển dụng, tập sự và bổ nhiệm vào ngạch cho công chức, viên chức toàn ngành. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chức danh công chức, viên chức thuộc các phòng nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; hướng dẫn tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện. Xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành. Tham mưu đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm. Tổ chức chỉ đạo thực hiện bảo vệ chính trị nội bộ cơ quan và các đơn vị trực thuộc. Tổ chức kiểm tra hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở quản lý.
7. Công tác thi đua - khen thưởng: Hướng dẫn, thực hiện các quy định về công tác thi đua - khen thưởng cho các đơn vị trong ngành. Tham mưu lãnh đạo Sở phát động thi đua và thực hiện quy trình khen thưởng chuyên đề, đột xuất, khen thưởng hàng năm, kỷ niệm chương,... Phối hợp thực hiện công tác suy tôn, truy tặng danh hiệu, thành tích đối với người có công thuộc ngành quản lý.
8. Công tác tài chính-kế toán: Tham mưu phân bổ và giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán các nguồn kinh phí thuộc Sở-Ngành quản lý. Thông báo các chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt cho các điạ phương và đơn vị trực thuộc Sở; Quản lý, kế toán, quyết toán các nguồn tài chính và tài sản theo trách nhiệm đơn vị dự toán cấp I của Sở đối với nguồn ngân sách, viện trợ quốc tể, thu sự nghiệp, các nguồn thu khác theo quy định cuả pháp luật; Tổ chức thẩm định và trình Giám đốc Sở phê duyệt (sau khi có kết quả thẩm định của các cơ quan chức năng) thiết kế dự toán, đấu thầu, thanh toán, quyết toán, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng đối với các chương trình, dự án đầu tư do Sở quản lý; tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng theo quy định; phê duyệt, thông báo một số nội dung của dư án đầu tư theo phân cấp quản lý đầu tư xây dựng và uỷ quyền của cơ quan có thẩm quyền.
9. Là đầu mối giúp Giám đốc Sở quản lý các chương trình, các dự án, các khoản viện trợ bằng tiền, bằng hiện vật; hướng dẫn tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với Thanh tra sở định kỳ kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính ở các đơn vị trực thuộc, các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố.
11. Tham gia quản lý và đề xuất việc sử dụng Quỹ Đồn ơn đáp nghĩa, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
12 Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.
Lãnh đạo Văn phòng Sở gồm:
1. Chánh Văn phòng: Nguyễn Thị Minh Khai
ĐT: 0916550585; email: minhkhai@ninhthuan.gov.vn
2. Phó Chánh Văn phòng: Lý Hoàng Định
ĐT: 0916405234; email: lyhoangdinh03685@gmail.com
3. Phó Chánh Văn phòng: Tô Thị Thúy Uyển
ĐT: 0937009481; email: thuyuyen@ninhthuan.gov.vn
Thanh tra Sở
Vị trí, chức năng
1. Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có con dấu riêng để hoạt động. Giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm, thanh tra chuyên ngành; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham mưu công tác pháp chế và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Công tác Thanh tra:
- Tham mưu Giám đốc Sở thục hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Thực hiện cải cách hành chính trong giải quyết khiếu nại khiếu nại, tố cáo.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra và thực hiện công tác thanh, kiểm tra hàng năm của Thanh tra Sở;
- Thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện pháp luật về Chính sách Người có công và an sinh xã hội; laọ động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bình đẳng giới đối vói các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tổ chức và cá nhân có sử dụng lao động, hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh theo điều chỉnh của Pháp lệnh Người có công, Bộ Luật lao động, Luật an toàn vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm, Luật bảo hiểm y tế, Luật khiếu nại và Luật tố cáo. Thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại tố cáo ở 07 huyện, thành phố và 65 xã, phường, thị trấn theo các nội dung lao động, người có công và xã hội.
- Thực hiện điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nhiều người, điều tra tại nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo về kết quả điều tra tai nạn lao động lần đầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tai nạn lao động .
- Thực hiện tiếp dân thường xuyên tại Thanh tra Sở; Tham mưu lãnh đạo Sở tiếp dân định kỳ hàng tháng theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị thuộc Bộ để tổ chức thanh tra khi có yêu cầu.
- Phối hợp tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho công chức, viên chức, người lao động của ngành.
- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành.
2. Công tác Nội chính
- Tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện chương trình phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong toàn ngành.
- Tổng hợp tham mưu báo cáo về tình hình thực hiện phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.
- Thanh tra hành chính; thanh, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở;
- Tham mưu các báo cáo liên quan đến công tác nội chính cho các cấp thẩm quyền;
3. Công tác Pháp chế:
- Công tác xây dựng pháp luật: Tham mưu Giám đốc Sở việc đề xuất, kiến nghị với ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý lĩnh vực chuyên ngành ở địa phương; Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Ngành trình Giám đốc Sở; Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Giám đốc Sở; Giúp Giám đốc Sở chuẩn bị văn bản góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến và chuẩn bị các kiến nghị với cơ quan nhà nước có thâm quyên trong việc ban hành, sửa đôi, bô sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành ở địa phương.
- Tô chức rà soát và hệ thông hoá vãn bản quy phạm pháp luật liên quan đên lĩnh vực quản lý chuyên ngành của cơ quan chuyên môn và đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: Giúp Giám đốc Sở trong việc phối hợp với Sở Tu pháp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; Chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để Giám đốc Sở báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh và gửi Giám đốc Sở Tư pháp;
- Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật: Chủ trì hoặc tham gia với các phòng, đơn vị liên quan trực thuộc sỏ tô chức phô biến, giáo dục pháp luật; Chủ động kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan; Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.
Lãnh đạo Thanh tra Sở gồm:
1. Phó Chánh Thanh tra - Phụ trách Thanh tra: Lê Văn Hiểu
ĐT: 0918772316; email: Hieulv@ninhthuan.gov.vn
2. Phó Chánh Thanh tra: Lý Nguyệt Bình
ĐT: 0978820502; email: nguyetbinh@ninhthuan.gov.vn
Phòng Lao động - Giáo dục nghề nghiệp:
Phòng Lao động-Giáo dục nghề nghiệp là phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Lĩnh vực Việc làm và An toàn lao động: Quản lý nhà nước về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật:
- Tham mưu Giám đốc Sở: Dự thảo trình ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thuộc lĩnh vực phân công; Dự thảo trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn các dự án, đề án về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật; Tham mưu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật; Chương trình, kế hoạch hàng quý, năm trong lĩnh vực được giao.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về việc làm và thị trường lao động: Phối hợp cùng với Ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn các địa phương xây dựng triển khai và theo dõi kiểm tra đánh giá việc thực hiện các dự án vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm; Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm tăng thêm; chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao động; chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển; quản lý các tổ chức dịch vụ việc làm theo qưy định của pháp luật, các hoạt động giao dịch việc làm và nghiệp vụ của các cơ sở; dự báo thông tin thị trường lao động; hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm; Thực hiện các dự án và các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Quản lý lao động trên địa bàn tỉnh, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; câp, đôi, thu hồi giây phép lao động đôi với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại địa phương theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đông; Hướng dân và tô chức thực hiện công tác đào tạo nguôn lao động, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; Hướng dẫn việc kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đông trên địa bàn tỉnh; sô lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thông báo cho người kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về lĩnh vực An toàn lao động, bảo hộ lao động: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, Tháng hành động về an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh; thẩm định và cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện của các tổ chức huấn luyện về an toàn lao động; hướng dẫn thực hiện các quy định về đăng ký các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn, kiểm tra việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổng hợp báo cáo Ưỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hỉnh tai nạn lao động tại địa phương; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thực hiện khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo về tai nạn lao động.
- Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật;
- Tổng kết, đánh giá các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến về tạo việc làm, giải quyết việc làm, Chương trình việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động;
- Phối hợp thống kê, cập nhật số liệu các vụ việc tai nạn lao động và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tra tai nạn lao động.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động.
2. Lĩnh vực lao động - tiền lương - bảo hiểm xã hội:
- Hướng dẫn và thực hiện các quy định pháp luật về Bộ luật Lao động hiện hành.
- Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp.
- Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật;
- Giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội: Hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội băt buộc, bảo hiêm xã hội tự nguyện theo thâm quyên; thực hiện chê độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấp hoặc uỷ quyền của ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi các nhiệm vụ uỷ quyền lại cho Ban quản lý khu công nghiệp: Đăng ký nội quy lao động; Đăng ký thỏa ước lao động tập thể; Đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương; Đăng ký kế họach đưa người lao động đi thực tập ở nước ngòai dưới 90 ngày; Nhận báo cáo vê tình hình ký kêt, sử dụng, châm dứt hợp đông lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động tại các doanh nghiệp; Kiểm tra, phát hiện đề xuất xử lý đối với các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn;
- Hàng năm tổ chức đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực lao động - việc làm, bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ.
3. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;
- Lập kế hoạch 5 năm, hàng năm về công tác dạy nghề; tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo các Đề án thuộc lĩnh vực dạy nghề về kể hoạch hàng năm, triển khai thực hiện và thống kê báo cáo theo quy định.
- Thẩm định, trình thành lập, giải thể, điều chỉnh các cơ sở dạy nghề ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý.
- Thẩm định chương trình, giáo trình, cấp giấy phép dạy nghề, bổ sung, nâng cấp trình độ nghề cho các cơ sở dạy nghề theo phân cấp quản lý;
- Tổ chức và phối hợp thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất các cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi nghề giỏi cấp tỉnh.
- Tham mưu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
- Triển khai các Đề án, chương trình mục tiêu của Chính phủ thuộc lĩnh vực dạy nghề;
4. Lĩnh vực bình đẳng giới:
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch về bình đẳng giới sau khi được phê duyệt. Hướng dẫn việc lồng ghép các chương trình về bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cùa địa phương. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch của công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh và của Sở - Ngành. Theo dõi, giám sát, phối hợp kiểm tra và thực hiện báo cáo chuyên đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ theo yêu cầu. Hướng dẫn triển khai, phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giới. Phối hợp tổ chức các dự án, hợp phần các dự án thúc đẩy bình đẳng giới theo địa phương, vùng, miền,...
5. Tham mưu quản lý nhà nước đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.
Lãnh đạo phòng Lao động - Giáo dục nghề nghiệp
1. Trưởng phòng: Lê Minh Cảnh
ĐT: 0986712860; email: minhcanh.ttdvvl@ninhthuan.gov.vn
2. Phó Trưởng phòng: Lâm Thị Minh Phương
ĐT: 0908511077; email: minhphuong@ninhthuan.gov.vn
3. Phó Trưởng phòng: Hà Đức Vinh
ĐT: 0972724700; email: duc vinh@ninhthuan.gov.vn
Phòng Người có Công và Xã hội:
Phòng Người có công và Xã hội là phòng chuyên môn thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Lĩnh vực người có công:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn, các giải pháp về công tác người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chủ trương kế hoạch được phê duyệt. Tổ chức triển khai, tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách chế độ đối với người có công với cách mạng, hướng dẫn thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn đổi với các đối tượng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra xác nhận đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng ”, tham mưu lãnh đạo Sở quyết định cấp giấy chứng nhận và thực hiện chế độ chính sách theo quy định;
- Phối hợp với các Sở, ngành , địa phương các đoàn thể chính trị - xã hội hướng dẫn và tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa; 5 chương trình tình nghĩa, tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá nhân rộng các điển hình tiên tiến và tổ chức hội nghị biểu dương người có công và các tập thể tiêu biểu hàng năm trong lĩnh vực người có công; phong trào xây dựng xã, phường làm tốt công tác Thương binh Liệt sỹ và Người có công, tham mưu quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫự và tổ chức quản lý đối tượng thực hiện các chế độ bảo hiểm y tế, cấp sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, cấp sổ ưu đãi giáo dục đối với người có công và con đẻ của họ.
- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý đối tượng và kinh phí thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định. Tham mưu chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Công tác xã hội hàng năm.
- Tham gia thành viên Hội đồng giám định y khoa tỉnh về giám định thương tật và suy giảm khả năng lao động do bệnh tật đối với người có công với cách mạng và con đẻ của họ.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sỹ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp tổ chức quy tập, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sỹ, thu thập thông tin mộ, thông tin, báo tin mộ liệt sỹ, thăm viếng mộ, di chuyển hài cốt liệt sỹ theo quy định.
- Theo dõi thống kê tình hình đời sống người có công, tham mưu đề xuất ƯBND tỉnh các giải pháp, biện pháp chăm sóc đời sông người có công với cách mạng phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Tổng hợp kiến nghị đê xuất các cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung các chính sách chưa sự phù hợp với tình hình kinh tế chính trị xã hội từng thời kỳ.
- Tham mun xây dựng kế hoạch về chủ trương trợ cấp đột xuất, thăm hỏi tặng quà nhân các ngày Lễ, tét; tổ chức Lễ tang đối với người có công với cách mạng theo quy chế quy định.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ người có công với cách mạng; ứng dụng công nghệ thông tin theo hệ thống quản lý chât lượng ISO, triên khai Đê án sô hóa dữ liệu Người có công.
- Thực hiện chế độ chính sách trợ cấp, bảo hiểm y tế, mai táng phí... đối với các đối tượng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “bà Mẹ Việt Nam anh hùng Pháp lệnh Cựu chiến binh; đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp nước bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và các chính sách, chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công tác quản lý nhà nước đối với nghĩa trang Liệt sĩ:
- Xây dựng kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm hoặc dài hạn.
- Phối hợp thực hiện quy tập hài cốt liệt sỹ, lập thủ tục, hồ sơ bao quy tập mộ liệt sỹ gôm: Sơ đô, vị trí nơi phát hiện ra mộ, biên bản hài côt, di vật (nêu có) đê bàn giao đưa vào nơi an táng hài cốt liệt sỹ.
- Xây dựng kế hoạch nâng cấp, tu bổ các phần mộ, nghĩa trang liệt sỹ tỉnh, chăm sóc cây xanh hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể, các Sở, ngành làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
- Tham mưu đề xuất phục vụ các lễ viếng nghĩa trang liệt sỹ theo quy định của tỉnh; công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc phần mộ liệt sỹ, vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên và các công trình khác của nghĩa trang sạch đẹp và trang nghiêm.
3. Lĩnh vực giảm nghèo bền vững và bảo trợ xã hội:
- Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo dài hạn, kế họach hàng năm và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo; thẩm định trình cấp có thẩm quyền công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, xã bãi ngang trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành chức năng chỉ đạo kiểm tra thực hiện chương trình giảm nghèo, cứu trợ xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, vận động, phát động các phong trào nhân đạo, từ thiện, tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ để giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc bị thiên tai, và các đổi tượng xã hội khác.
- Đề xuất tham mưu thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
- Tham mưu tổ chức triển khai các Đồ án phục vụ chính sách an sinh xã hội, Đề án phát triển nghề công tác xã hội, Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, Đe án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo; giám sát việc thực hiện các chính sách cho huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh ở các lĩnh vực được giao.
- Chủ trì kiểm tra hoạt động các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập, kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tại các địa phương, cơ sở; phổi họp với các ngành kiểm tra giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, các đề án phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, người nghèo, các đối tượng hưởng chính sách giảm nghèo, bảo trợ xã hội, cứu tế xã hội, việc tăng giảm hàng năm của đổi tượng, đồng thời hướng dẫn quản lý và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các đề án, dự án trong lĩnh vực trợ giúp xã hội, các dự án thuộc chương trình giảm nghèo và tổ chức hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Theo dõi, đôn đốc, điều chỉnh, lập kế hoạch hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động các Ban chỉ đạo thuộc phạm vi quản lý.
- Tham mưu chỉ đạo tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ công đối với các đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở công lập và các cơ sở bảo trợ xã hội khác trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý nhà nước về các mặt họat động của các tổ chức hội xã hội theo pháp luật quy định.
4. Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:
- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, công tác cai nghiện ma túy tại Cơ cở Cai nghiện ma túy tỉnh, tại gia đình và cộng đồng trên phạm vi toàn tỉnh.
- Khảo sát, điều tra, cập nhật số liệu, lập hồ sơ quản lý đối tượng hoạt động mại dâm, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ lợi dụng hoạt động mại dâm, người sau cai nghiện ma túy hoàn lương, người bị mua bán trở về; theo dõi công tác dạy nghề lao động sản xuất tại các cơ sở cho đối tượng mại dâm, ma túy.
- Phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng và các ngành chức năng, các địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân và cán bộ công chức về những nguy cơ, tác hại của tệ nạn mại dâm, ma tuý.
- Xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma tuý, các quy định của pháp luật có liên quan.
- Tham mưu triển khai, thực hiện xây dựng các mô hình phòng ngừa tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS.
- Chủ trì, phối hợp các ngành chức năng tham mưu thành lập đội hoạt động kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm; Hướng dẫn thành lập Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm cấp huyện theo quy định của Chính phủ; Tổ chức kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ để xảy ra hoặc chứa chấp, môi giới mại dâm.
- Hướng dẫn các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách, quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tham mưu hướng dẫn ký kết hợp đồng trách nhiệm; thanh lý hợp đồng đánh giá hiệu quả về Chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm.
- Xây dựng, tổ chức hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện ma túy, đối tượng mại dâm hoàn lương.
- Triển khai thực hiện việc tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về;
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các huyện, thành phố xây dựng, củng cố, kiện toàn Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cộng tác viên, Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã về công tác phòng, chống mại dâm.
- Tổng hợp tình hình, theo dõi quản lý các đối tượng ma túy, mại dâm. Thống kê và tham mưu báo cáo định kỳ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Lĩnh vực trẻ em:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em thuộc phạm vi quản lý của Sở;
- Tổ chức thực hiện các chính sách,chế độ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có hoàn cảnh khác theo quy định pháp luật; các giải pháp phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Phối hợp trong công tác mua và cấp bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Tổ chức, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Tham mưu đề xuất và xây dựng kế hoạch tổ chức Diễn đàn trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em, Tet Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi,...
- Phối hợp thực hiện phổ biến và giáo dục pháp luật về trẻ em; nhân rộng các phong trào, mô hình tiên tiến về bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
- Tổ chức thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng quản lý; xây dựng xã, phường phù họp với trẻ em; hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng;
- Hướng dẫn về điệu kiện và quy trình thành lập các cơ sở trợ giúp trẻ em theo quy định của pháp luật; hướng dẫn thủ tục tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt vào cơ sở trợ giúp trẻ em và từ cơ sở trở về gia đình và cộng đồng theo quy định pháp luật;
- Tổng họp và báo cáo chuyên đề về trẻ em theo yêu cầu;
- Tham mưu quản lý và vận động xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh; hướng dẫn hoạt động của Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp.
6. Tham mưu quản lý nhà nước đối với Trung tâm Công tác xã hội tỉnh và Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.
Lãnh đạo phòng Người có Công và Xã hội
1. Trưởng phòng: Nguyễn Thị Doãn
ĐT: 0775690827; email: doannt@ninhthuan.gov.vn
2. Phó Trưởng phòng: Đàng Năng Thuận Joanh
ĐT: 0916816413; email: joanh@ninhthuan.gov.vn
3. Phó Trưởng phòng: Nguyễn Ngọc Phê
ĐT: 0919173797; email: ngocphe@ninhthuan.gov.vn