Tình hình, kết quả công tác quản lý người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy năm 2023
Trong những năm qua, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung, công tác quản lý người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy nói riêng trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các ủy Đảng, chính quyền và sự phối hơp chăt chẽ của Mặt trận, đoàn thể, các lực lượng chức năng từ Tỉnh đến cơ sở nên đã đạt được một số kết quả nhất định, hạn chế tốc độ gia tăng tệ nạn ma túy và số lượng tái nghiện trên địa bàn Tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự và phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động của tội phạm ma túy và tình hình sử dụng ma túy diễn biến phức tạp, khó khăn trong công tác cai nghiện ma túy, đăc biêt, thực tiễn việc “Dễ nghiện, khó cai, nhanh tái, chậm dứt” là thách thức trong công tác quản lý người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy.
Qua kiểm tra, rà soát, thống kê trên địa bàn toàn tỉnh năm 2023 có 1.296 người/ 90 nữ nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy, giảm 05 người so với cuối năm 2022 (tăng 248 người, giảm 253 người), tại 52/65 xã, phường, thị trấn.
- Số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy có tiền án: 190 người (trong đó: tiền án về ma túy 96, tiền án về hình sự 94, tiền án khác: 00).
- Số người nghiện hiện đang điều trị bằng thuốc thay thế dạng Methadone: 68 người.
- Số có biểu hiện loạn thần, “ngáo đá”: 08 người (tập trung địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm).
*Năm 2023 là năm thứ 3 Cơ sở Cai nghiện ma túy Tỉnh thực hiện Nghị định 116 ngày 21/12/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy. Công tác lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định đã rút gọn được hồ sơ. Cơ sở luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, sự phối hợp chăt chẽ và hổ trợ kịp thời của Công an Tỉnh, đặc biệt là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, Măt trận, đoàn thể huyện Ninh Sơn nói chung và xã Lương Sơn nói riêng. Đồng thời, có sự hợp tác tích cực của những học viên tiến bộ, sự quan tâm phối hợp của thân nhân gia đình học viên; trình độ nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn, đạo đức công vụ, lòng nhiệt huyết yêu nghề của viên chức, người lao động của Cơ sở được nâng lên. Cơ sở đã hoàn thành tốt nhiêm vụ được giao, không có trường hơp sai sót, vi phạm phải xử lý kỷ luật, góp phần thực hiên tốt: “Trao niềm tin, nhận giá trị”; số liệu cụ thể như sau:
- Số học viên năm 2022 chuyển sang năm 2023 (tính từ 11/11/2022) là: 96/00 nữ. Trong đó: Người trong tỉnh: 24/00 nữ; Người ngoài tỉnh: 18/00 nữ. Bắt buộc: 54/00 nữ.
- Tiếp nhận, quản lý tromg năm 2023 là 281/250 lượt học viên theo kế hoạch, đạt 112,4%.
+ Tiếp nhận mới trong năm 2023: 185/150 theo kế hoạch, đạt 123,3%. Trong đó: Tự nguyện người trong tỉnh: 53/04 nữ, tự nguyện người ngoài tỉnh: 52/00 nữ; bắt buộc: 80/00 nữ.
+ Số học viên hoàn thành cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng năm 2023: 123/0 nữ. Trong đó: Người trong tỉnh: 55/02 nữ, người ngoài tỉnh: 35/00 nữ; bắt buộc: 33/00 nữ,
+ Số học viên trốn khỏi nơi cai nghiện: 02/00 nữ. Trong đó: Người trong tỉnh: 01/00 nữ, người ngoài tỉnh: 00/00 nữ. Bắt buộc: 01/00 nữ.
+ Số học viên chuyển viện: 04/01 nữ. Trong đó: Người ngoài tỉnh: 01/00 nữ, người trong tỉnh: 03/01 nữ.
- Số học viên quản lý đến 10/11/2023: 150/01 nữ .Trong đó: Người trong tỉnh: 19/01 nữ, người ngoài tỉnh: 33/00 nữ; bắt buộc: 98/00 nữ.
*Kết quả đạt được nêu trên, quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng còn một số khó khăn, tồn tại như sau:
- Trên địa bàn Tỉnh chưa có đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện để thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo quy định của Nghị định 116 nên công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng còn hạn chế.
- Học viên thuộc đối tượng rất khó quản lý, khó điều trị, bởi các lý do chủ yếu sau:
+ Nghiện các chất ma túy tổng hợp mới dạng Amphetamine (ATS), ngày càng tăng cao (trên 95%). Trong đó đặc biệt là chất Methamphetamine (thường gọi là ma túy đá), cần sa tổng hợp (gọi là Cỏ mỹ ) là loại ma túy cực độc làm tổn thương não bộ nghiêm trọng, mất khả năng định hướng về nhận thức và kiểm soát về hành vi, tiềm ẩn nguy cơ cao gây nguy hiểm cho chính bản thân người nghiện và những người xung quanh, cho xã hội. Nhưng hiện nay chưa có phác đồ điều trị chuẩn bằng thuốc của ngành Y tế, kể cả các nước khác trên thế giới cũng chưa có;
+ Độ tuổi người nghiện ngày càng trẻ hóa, đang trong thời kỳ phát triển và hoàn thiện nhân cách, rất nhạy cảm về tâm lý nhưng rất kém về khả năng nhận thức, kiểm soát hành vi khi đã bị mắc nghiện, do vậy thường dễ bị kích động, manh động, hành động theo tâm lý đám đông;
+ Đối tượng đa phần đã có tiền án, tiển sự về tội gây rối trật tự công cộng, gây thương tích; đặc biệt là học viên nghiện ma túy đá chiếm tỷ lệ cao thường hay ảo giác, kích động, gây rối dẫn đến những hành vi rất nguy hiểm khó quản lý. Cơ chế, chế tài xử lý các vi phạm áp dụng cho đối tượng theo quy định chưa có sức răn đe.
+ Đối tượng trong giai đoạn cắt cơn có những rối loạn hành vi, có tâm lý chống đối chưa chấp nhận, không hợp tác trong quá trình khai thác hồ sơ và điều trị cắt cơn, điều trị phục hồi sức khỏe.
- Công tác giáo dục, điều chỉnh hành vi, nhân cách cho học viên (liệu pháp tâm lý xã hội kết hợp với liệu pháp hành vi) tuy đã được đổi mới, nâng cao, nhưng nhìn chung đáp ứng chưa toàn diện theo yêu cầu, dẫn đến một số học viên nhận thức yếu, thiếu hợp tác, thậm chí chống đối, gây mất đoàn kết, đánh nhau, bỏ trốn… Công tác tham vấn, tư vấn cho thân nhân gia đình người nghiện, công tác tiếp cận cộng đồng có mặt còn hạn chế.
Để nâng cao hiêu quả công tác quản lý người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy trong thời gian tới, bên cạnh khẩn trương khắc phục khó khăn, tồn tại nêu trên, rất cần sự tiếp tục vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cũng như ý thức, trách nhiệm của người nghiện ma túy và gia đình có của người nghiện ma túy cụ thể như sau:
-Nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu tối đa tỷ lệ người sau cai nghiện ma tuý tái nghiện. Trong thời gian cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng. Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, trong đó: các nội dung tuyên truyền cần tập trung về tác hại của việc nghiện ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội; các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ, giúp đỡ, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, ngoài đối tượng tuyên truyền là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân, cần chú trọng hướng đến đối tượng là chủ các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị sử dụng lao động nhằm góp phần thay đổi nhận thức, giảm thiểu kỳ thị và có cái nhìn tích cực hơn về người sau cai nghiện, từ đó tham gia vào quá trình sử dụng lao động và góp phần giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.
- UBND Tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng Khu cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đủ theo quy định . Bộ Lao động – TBXH quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ về tư vấn điều trị nghiện ma túy cho viên chức, người lao động tại Cơ sở cai nghiện ma túy để chuẩn hóa “ Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành quản học viên”; Các cấp, các ngành trong Tỉnh tăng cường truyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, nội dung phong phú, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng về tác hại nặng nề của ma túy, về cảnh giác, phòng ngừa, phối hợp thực hiện tốt công tác phòng, chống ma túy./.