°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
104 người đã bình chọn

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy

Đăng ngày 23 - 01 - 2024
Lượt xem: 410
100%

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy

 

Xác định công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là một nhiệm vụ quan trọng góp phần cho việc phát triển kinh tế xã hội một cách ổn định, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tich cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và chỉ đạo các địa phương trong cả nước triển khai công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai, tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho học viên. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác cai nghiện ma túy, có nhiều mô hình hiệu quả giúp người nghiện cai nghiện thành công, hòa nhập với cộng đồng, từ đó góp phần hạn chế người sử dụng ma túy, kéo giảm các tụ điểm và đường dây tội phạm về ma túy, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Ngay từ đầu năm 2024, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, làm chuyển biến, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác cai nghiện ma túy, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy theo tinh thần Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị; Phát hành tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Luật Phòng, chống ma túy, Nghị định số 116/2021/NĐ-CP; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy cho cán bộ Sở LĐTBXH.

Ninh Thuận :Năm 2023 là 281/250 lượt học viên theo kế hoạch đề ra, đạt 112,4%.Tiếp nhận mới trong năm 2023: 185/150 theo kế hoạch, đạt 123,3%. Trong đó: Tự nguyện Người trong tỉnh: 53/04 nữ; Tự nguyện Người ngoài tỉnh: 52/00 nữ. Bắt buộc: 80/00 nữ.Số học viên hoàn thành cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng năm 2023: 123/0 nữ. Trong đó: Người trong tỉnh: 55/02 nữ; Người ngoài tỉnh: 35/00 nữ. Bắt buộc: 33/00 nữ,Số học viên trốn khỏi nơi cai nghiện: 02/00 nữ. Trong đó: Người trong tỉnh: 01/00 nữ, Người ngoài tỉnh: 00/00 nữ. Bắt buộc: 01/00 nữ,Số học viên chuyển viện: 04/01 nữ. Trong đó: Người ngoài tỉnh: 01/00 nữ, người trong tỉnh: 03/01 nữ. Số học viên quản lý đến 10/11/2023: 150/01 nữ .Trong đó: Người trong tỉnh: 19/01 nữ; Người ngoài tỉnh: 33/00 nữ; Bắt buộc: 98/00 nữ.

Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên song trên thực tế, công tác cai nghiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tổng công suất tiếp nhận của hệ thống cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thực tế. Hơn 50% cơ sở không đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu để thực hiện quy trình chuyên môn về cai nghiện ma túy cũng như các điều kiện sinh hoạt cho người cai nghiện ma túy.  Đội ngũ cán bộ tại các Cơ sở thiếu về số lượng; chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về cai nghiện ma túy. Chính sách thu hút, chế độ đãi ngộ đối với viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ, công việc nên không thu hút được lao động làm việc lâu dài, đặc biệt đối với các vị trí y sĩ, bác sĩ, gây khó khăn cho hoạt động của cơ sở; không nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện bắt buộc. 

Bên cạnh đó, đa số các tỉnh, chưa quan tâm, chỉ đạo, bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện chính sách cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo theo Nghị định số 116/2021/NĐ-CP. Việc xây dựng hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại công đồng gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ làm công tác công tác tư vấn, hỗ trợ, quản lý cai nghiện tự nguyện ma túy ở cấp xã còn thiếu, chưa được đào tạo, tập huấn về các chính sách, quy trình theo cách tiếp cận mới. Trong khi đó, một số người nghiện, gia đình người nghiện ma túy không có khả năng đóng góp chi phí cai nghiện, không có mặt tại nơi cư trú và vẫn còn mặc cảm nên việc theo dõi, quản lý và tiếp cận, tư vấn cai nghiện gặp khó khăn.

Về cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân, do chưa có chính sách cụ thể miễn, giảm tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những người đầu tư vào công tác cai nghiện tự nguyện thành lập cơ sở cai nghiện ma túy nhằm huy động xã hội hóa.

Khắc phục những khó khăn trong thực tế, thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng các ban ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng chống ma túy; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy đến các tầng lớp nhân dân. 

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực tại của các cơ sở cai nghiện ma túy công lập, đối chiếu với các quy định của Nghị định số 116/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành để xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện các dự án, phương án tăng cường cơ sở vật chất; tuyển dụng, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực của các cơ sở cai nghiện ma túy và tại các địa phương, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, nguồn lực để tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Luật Phòng, chống ma túy và Nghị định 116/2021/NĐ-CP và các chính sách khuyến khích, thu hút tư nhân đầu tư, tham gia vào công tác cai nghiện và hỗ trợ cho người sau cai nghiện.Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, người làm công tác cai nghiện ma túy; chính sách trợ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp đặc thù đối với người làm công tác cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy và tại cộng đồng.

Nghiên cứu, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy: (1) hướng dẫn việc tổ chức xác định tình trạng nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc về điều kiện thực hiện, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; (2) hướng dẫn thống nhất việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; (3) chỉ đạo các cơ sở y tế cấp xã, cấp huyện tham gia cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện nguyện tại gia đình cộng đồng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chuyên môn nghiệp vụ.

Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; kiểm tra, giám sát các địa phương về việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bảo đảm nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy(06/11/2024 7:49 SA)

Tổ chức thăm gặp giữa thân nhân gia đình học viên và học viên(13/05/2024 1:59 CH)

Tình hình, kết quả công tác quản lý người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy năm 2023(02/02/2024 8:40 SA)

Hội nghị tuyên truyền về phòng, chống ma túy và xét nghiệm HIV cho học viên đang điều trị cai...(02/01/2024 9:27 SA)

Tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền phòng, chống ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy(13/11/2023 2:12 CH)

120 người đang online