°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
104 người đã bình chọn

Phòng chống tệ nạn xã hội:Nhận diện những thách thức mới

Đăng ngày 06 - 04 - 2023
Lượt xem: 401
100%

Phòng chống tệ nạn xã hội:Nhận diện những thách thức mới

 

Trong 2 năm qua thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên phạm vi toàn quốc nói chung, sau khi thực hiện, hoàn thành và kết thúc các nhiệm vụ giải pháp trong Chương trình mục tiêu quốc gia, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cũng đã tập trung xây dựng chương trình cho giai đoạn tiếp theo đối với cả 3 lĩnh vực phòng, chống mại dâm, phòng, chống ma túy và phòng, chống mua bán người. Theo đó Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các kế hoạch tổng thể thực hiện 3 chương trình này. Đây là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương thống nhất tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và phòng chống mua bán người theo lộ trình từng năm và cả giai đoạn 2021- 2025.

         Trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, đã làm gia tăng nguy cơ phụ nữ và trẻ em bị lừa gạt, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cũng đã có một số những giải pháp như: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về âm mưu thủ đoạn của tội phạm mua bán người, nhất là thủ đoạn lừa đảo người lao động sang Campuchia làm việc, hướng đến các đối tượng có nguy cơ cao như người trong độ tuổi lao động, người không có việc làm và người dân tộc thiểu số và những người dân ở khu vực miền núi.

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cũng đã tham mưu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao ký Quy chế phối hợp về tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng, đảm bảo cho nạn nhân được tiếp cận và hỗ trợ kịp thời, giúp họ hòa nhập cộng đồng bền vững. Đến nay đã có trên 30 tỉnh, thành phố trong cả nước ban hành Quy chế, kế hoạch phối hợp trong tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân dân cấp tỉnh.Trực tiếp phối hợp với các tổ chức quốc tế hoặc chỉ đạo các địa phương triển khai các mô hình thí điểm về hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán. Theo đó tại các tỉnh có thí điểm mô hình đã tiến hành sàng lọc để xác định những người bị mua bán, người di cư, dễ bị tổn thương và đánh giá nhu cầu của họ, để thực hiện các chính sách hỗ trợ cần thiết chẳng hạn con giống - vật nuôi, các phương tiện, thiết bị kinh doanh, nguồn vốn nhằm giúp các nạn nhân và thân nhân của họ ổn định cuộc sống, tránh trường hợp bị mua bán trở lại.

 Những quy định mới của Luật phòng, chống ma túy năm 2021 đã tạo điều kiện cho người nghiện ma túy được lựa chọn các hình thức cai nghiện phù hợp và cũng đã huy động tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào quy trình cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện các quy định mới của Luật tại địa phương đang gặp một số khó khăn vướng mắc. Chẳng hạn như phần lớn các cơ sở y tế trực thuộc ngành y cấp xã, huyện đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng nhưng không tham gia vì các cơ sở này không được giao chức năng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình cộng đồng bắt đầu mới được hình thành theo Nghị định 116 nên chưa được đào tạo, tập huấn chuyên môn về tư vấn cai nghiện ma túy.

Về cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, Luật Phòng, chống ma túy quy định cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm thực hiện việc xác định tình trạng nghiện ma túy. Tuy nhiên, đa số các cơ sở này đang không tuyển được bác sĩ đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Về chất lượng, điều kiện và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở thì cũng rất là khó khăn do các cơ sở cai nghiện ma túy được xây dựng rất lâu hoặc tiếp nhận từ hệ thống khác nên không có thiết kế phù hợp với việc tổ chức cai nghiện ma túy. Còn về công tác cai nghiện ma túy tự nguyện và tại các cơ sở cai nghiện tư nhân thì cũng có những khó khăn nên cũng chưa thu hút được các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này.

          Để nâng cao hiệu qua trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, trong giai đoạn tới Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cũng sẽ triển khai nhiều giải pháp. Trong đó sẽ tiếp tục chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Quan tâm làm tốt công tác phòng ngừa thông qua các hoạt động truyền thông và lồng ghép phòng, chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Xây dựng, củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bán dâm, nạn nhân bị mua bán để đảm bảo theo hướng dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng đích. Đề xuất phương án đầu tư nâng cấp, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cho cơ sở cai nghiện ma túy công lập, các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình cộng đồng. Cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành liên cấp trong việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bảo đảm nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy(06/11/2024 7:49 SA)

Tổ chức thăm gặp giữa thân nhân gia đình học viên và học viên(13/05/2024 1:59 CH)

Tình hình, kết quả công tác quản lý người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy năm 2023(02/02/2024 8:40 SA)

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy(23/01/2024 7:52 SA)

Hội nghị tuyên truyền về phòng, chống ma túy và xét nghiệm HIV cho học viên đang điều trị cai...(02/01/2024 9:27 SA)

97 người đang online