°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
44 người đã bình chọn

Chặng đường 30 năm trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam

Đăng ngày 09 - 05 - 2022
Lượt xem: 351
100%

Trong không khí phấn khởi chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam (Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam) lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 – 2027, chiều ngày 26/4, Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội (25/4/1992 - 25/4/2022) và Chương trình Giao lưu nghệ thuật “Một trái tim - Một thế giới” lần thứ 17. Tham dự Lễ kỷ niệm có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Tân Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành.

 

Trong không khí phấn khởi chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam (Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam) lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 – 2027, chiều ngày 26/4, Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội (25/4/1992 - 25/4/2022) và Chương trình Giao lưu nghệ thuật “Một trái tim - Một thế giới” lần thứ 17. Tham dự Lễ kỷ niệm có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Tân Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành.

Nhìn lại chặng đường 30 năm, ngày 25/4/1992, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) đã có quyết định thành lập Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, sau đổi tên thành Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Các hoạt động của Hội đã góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực an sinh xã hội, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Lễ kỷ niệm.

Sau 30 năm, Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam đã trực tiếp vận động được tiền và hiện vật có giá trị hơn 5.385 tỷ đồng, trợ giúp cho trên 25,8 triệu lượt đối tượng được hưởng lợi.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gửi lởi hỏi thăm tới những người khuyết tật và các em mồ côi trên cả nước, đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã đóng góp, ủng hộ và trực tiếp thực hiện công tác bảo trợ cho người khuyết tật và trẻ mồ côi.

Phó Thủ tướng mong muốn, trong nhiệm kỳ mới, Hội cần kế thừa những bài học kinh nghiệm, phát huy những thế mạnh sẵn có, tăng cường khả năng vận động xã hội để phát triển hơn nữa những thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua, giúp nhiều hơn cho đối tượng là trẻ mồ côi và người khuyết tật.

Đồng thời đề nghị Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cần đẩy mạnh khả năng nhận diện những trường hợp cần trợ giúp, tăng khả năng tiếp cận, hỗ trợ đối tượng người khuyết tật và trẻ mồ côi. Đặc biệt, công tác hỗ trợ phải đúng, đủ, kịp thời, không thừa hay thiếu trên tất cả mọi mặt vật chất, sức khỏe và tinh thần.

Tính đến nay, Hội đã triển khai phối hợp phẫu thuật mắt cho 161.000 lượt người mù với tổng trị giá gần 308,4 tỷ đồng; phẫu thuật, chỉnh hình phục hồi chức năng cho 21.128 lượt người NKT vận động; hỗ trợ phẫu thuật tim cho 6.700 người (80% số ca là trẻ em); tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 2.705 triệu lượt người; hỗ trợ mua thẻ BHYT cho 302.000 lượt người NKT, TMC và một số đối tượng khác thuộc hộ cận nghèo.

Tân Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Bên cạnh đó, Hội cũng tặng 160.000 lượt xe lăn, xe lắc, xe bại não, dụng cụ hỗ trợ; tặng xe đạp cho 53.572 lượt trẻ mồ côi, khuyết tật, con thương binh, con liệt sĩ; xây mới, sửa chữa 17.000 nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho NKT, TMC nghèo; trợ cấp thường xuyên cho trên 325.000 người; Tặng 171.553 suất học bổng.

Tân Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm cho biết, trải qua 30 năm hoạt động, Hội luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và nhà nước. Lễ kỷ niệm cũng là dịp để Hội khẳng định và cam kết với các nhà tài trợ, mạnh thường quân sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các gói trợ giúp, các Chương trình, dự án tài trợ cho NKT, trẻ mồ côi, người nghèo cũng như việc tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời, đến tận tay đối tượng và đúng ý nguyện của nhà tài trợ.

 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng trao chứng nhận và kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ, mạnh thường quân.

Ngay trong Lễ kỷ niệm, Hội Bảo trợ NKT và TMC Việt Nam đã kêu gọi, vận động ủng hộ hơn 32 tỷ đồng từ hơn 100 nhà tài trợ, mạnh thường quân. Thay mặt Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng đã trao chứng nhận, kỷ niệm chương và gửi lời cảm ơn tới các nhà tài trợ, mạnh thường quân.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, thời gian tới, đòi hỏi Việt Nam cần có kế hoạch tổng thể nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các chính sách an sinh xã hội hiện hành và nghiên cứu xây dựng, đề xuất với Trung ương một Nghị quyết mới về chính sách xã hội cho giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 là hết sức cần thiết, nhằm quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Dự thảo Nghị quyết mới sẽ được trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII để thông qua vào Hội nghị Trung ương 7 vào nửa đầu năm 2023.

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Cần tiếp tục lấy con người là trung tâm của quá trình phát triển, đảm bảo các vấn đề xã hội được quản lý và giải quyết bằng công cụ chính sách xã hội. Các chính sách này phải được xây dựng và triển khai thực hiện hài hòa, đồng bộ với phát triển kinh tế. Trong đó, xác định đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững”.

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia ILO tại Việt Nam cam kết đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới thông qua những khuyến nghị, dự án

Tại Hội thảo, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia ILO tại Việt Nam nhấn mạnh, để Việt Nam tiếp tục tiến tới tầm nhìn an sinh xã hội cho toàn dân, Việt Nam phải tiếp tục dành những nỗ lực và nguồn lực đáng kể cho việc tăng cường hệ thống An sinh xã hội trên nhiều chiều cạnh khác nhau. “ILO tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới thông qua những khuyến nghị, dự án” - bà Ingrid Christensen cam kết.

Đánh giá về thực tiễn các chính sách ASXH tại Việt Nam, ông Andre Gama, Giám đốc Chương trình An sinh xã hội của Tổ chức ILO cho rằng các chính sách ASXH với độ bao phủ dân số thấp, dưới 20% hộ gia đình ở Việt Nam nhận được trợ cấp từ các chương trình ASXH với mức trợ cấp còn thấp. Cùng với đó, vẫn còn tồn tại khoảng cách giới, chỉ 12% phụ nữ nhận được lương hưu từ BHXH (26% nam giới), lương lưu của nữ giới cũng thấp hơn 20% so với nam giới.

ILO cũng chỉ ra khu vực có khoảng trống bao phủ lớn nhất là khu vực việc làm phi chính thức với mức độ bảo vệ còn thấp. Đồng thời nêu ra những trở ngại đối với mở rộng độ bao phủ như việc thiếu một khuôn khổ an sinh xã hội tổng thể; khả năng phối hợp và liên kết thấp giữa các nhánh chính sách ASXH khác nhau; tiêu chí xác định đối tượng nghiêm ngặt cho một số chương trình ASXH; thiếu sự liên kết ASXH và chính sách việc làm, chính sách kinh tế; đầu tư công cho ASXH còn khá thấp.

 Theo ông Vincenzo Vinci, Trưởng phòng Quản trị và chính sách xã hội của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã cam kết chính trị mạnh mẽ và tiến bộ đáng kể trong việc kiện toàn hệ thống an sinh xã hội, tuy nhiên, nghèo trẻ em vẫn là một vấn đề và dịch bệnh covid-19 làm gia tăng khó khăn cho trẻ em và gia đình các em.

“Với sự phục hồi kinh tế chậm hơn do các cuộc khủng hoảng toàn cầu mới như tăng trưởng chậm lại ở các đối tác thương mại lớn và cú sốc thương mại do xung đột Nga – Ukraina và các lệnh trừng phạt liên quan có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi, cùng với đó là biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai, suy thoái môi trường…Chúng ta cần bảo vệ mọi nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và bất bình đẳng đặc biệt trong các cú sốc và khủng hoảng” - ông Vincenzo Vinci lưu ý.

Tại Hội thảo, tất cả các đối tác phát triển đều khẳng định và củng cố cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW, cũng như hỗ trợ kỹ thuật hướng đến việc xây dựng một Nghị quyết mới, định hình các chính sách xã hội đến 2030 và tầm nhìn 2045 nhằm mục tiêu an sinh xã hội cho toàn dân tại Việt Nam.

  

Nguyễn Thị Diệp – Phòng NCCXH

                  (Nguồn: CTTĐT Bộ LĐTBXH)

Tin liên quan

Tập huấn nâng cao năng lực và triển khai các văn bản theo Chương trình 112 năm 2022(27/05/2022 4:11 CH)

Tin mới nhất

TRÁCH NHIỆM CỦA LÒNG NHÂN ÁI(17/04/2024 4:14 CH)

LẮNG ĐỌNG YÊU THƯƠNG(11/04/2024 4:12 CH)

TEAM CẮT TÓC 0 ĐỒNG(05/04/2024 2:24 CH)

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” lần thứ 8 năm 2024(19/03/2024 7:27 SA)

Đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội(19/03/2024 7:23 SA)

107 người đang online