°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
43 người đã bình chọn

Cục Trẻ em tập huấn hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em cho cán bộ làm công tác trẻ em của 10 tỉnh, thành phố tại Đà Lạt

Đăng ngày 20 - 02 - 2023
Lượt xem: 115
100%

Từ ngày 15-17/02/2023, Ban quản lý dự án phòng, chống đuối nước trẻ em, Cục Trẻ em tập huấn hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em cho cán bộ làm công tác trẻ em của 10 tỉnh, thành phố tại Đà Lạt

 

Tham gia lớp tập huấn có bà Vũ Thị Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em; Bà Đoàn Thị Thu Huyền - Giám đốc quốc gia tại Việt Nam, Tổ chức CTFK/GHAI; Giảng viên Học viện Cảnh sát nhân dân; Chuyên gia từ tổ chức Hue Help, tổ chức GHAI cùng khoảng 40 học viên là cán bộ làm công tác trẻ em cấp tỉnh, cấp huyện và Trung tâm Công tác xã hội của 10 tỉnh, thành phố gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

          Đây là lớp tập huấn về công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em đầu tiên trong năm 2023 có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Mặc dù công tác bảo vệ trẻ em phòng, chống đuối nước là nhiệm vụ thường xuyên được các tỉnh quan tâm và đặt lên hàng đầu và đã được Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo cũng như được tập huấn thường xuyên về chuyên đề này, nhưng trong thực tế tình hình tai nạn thương tích trẻ em đã và đang là nguy cơ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sự an toàn về thể chất và tính mạng của trẻ em.

Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em tại Việt Nam, mỗi năm trung bình có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm khoảng 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Hơn 55% trẻ em tử vong do đuối nước sống trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo, tập trung nhiều nhất ở khu vực nông thôn.

Mỗi trẻ em được sinh ra đều có thể gặp nguy hiểm tại gia đình và môi trường sống xung quanh nếu như cha mẹ, người chăm sóc trực tiếp trẻ em thiếu kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em phòng tránh những nguy hiểm. Để cha mẹ, người chăm sóc trực tiếp trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ không thể không nhắc đến công tác truyền thông, hướng dẫn, giáo dục, chia sẻ thông tin. Việc truyền tải thông tin liên quan đến công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em được thực hiện bằng nhiều hình thức mà điều này đòi hỏi người làm công tác trẻ em thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải được trau dồi, nâng cao, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên.Từ những kiến thức được học hỏi từ các chuyên gia trong nước, các chuyên gia được tiếp thu kiến thức từ cộng đồng quốc tế, chính người làm công tác trẻ em sẽ có những nhìn nhận phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương để từ đó có những giải pháp truyền thông, tuyên truyền đến người dân đảm bảo hiệu quả cũng như có những định hướng trong việc xây dựng kế hoạch, hoạt động về bảo vệ trẻ em phòng chống tai nạn thương tích.

Tại lớp tập huấn, các học viên được giới thiệu các loại hình tai nạn thương tích trẻ em, nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích và các giải pháp can thiệp để giảm thiểu tai nạn thương tích; nguyên tắc cơ bản về an toàn trong môi trường nước khi tham gia giao thông đường thủy; được hướng dẫn xây dựng môi trường an toàn phòng chống tai nạn thương tíchphòng, chống đuối nước trẻ em (Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn).

Điều quan trọng và thiết thực hơn, học viên được các chuyên gia hướng dẫn công tác truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em; hướng dẫn kỹ năng thực hành cứu đuối (trên cạn và gián tiếp). Qua đó, giúp học viên hiểu hơn các bước cơ bản làm thế nào để an toàn trong môi trường nước, cách cứu người khi bị đuối nước.

     

Ảnh: Chuyên gia tổ chức Hue Help hướng dẫn học viên cách mặc áo phao đúng quy cách và đảm bảo an toàn.

Các học viên được thảo luận và chia sẻ các hoạt động bảo vệ trẻ em phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước tại mỗi địa phương cũng như những khó khăn, vướng mắc, những nội dung khó thực hiện cần chuyên gia giải đáp. Tham gia lớp tập huấn với vai trò là một trong những người làm công tác trẻ em tại tỉnh Ninh Thuận, bà Nguyễn Y Vân, chuyên viên phòng Người có công và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham gia chia sẻ cách thức triển khai xây dựng Mô hình Ngôi nhà an toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện, cũng như những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Mô hình. Nhân dịp này, tỉnh Ninh Thuận cũng như các tỉnh, thành phố khác tham gia tập huấn rất mong trong thời gian đến Cục Trẻ em tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ban hành bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em trong đó hướng dẫn cách thức thu thập thông tin, số liệu liên quan đến tai nạn thương tích trẻ em, đồng thời quan tâm, xem xét tham mưu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hướng dẫn mức chi để thực hiện Mô hình Ngôi nhà an toàn đảm bảo các hộ gia đình có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích đối với trẻ em thực hiện được các tiêu chí (bắt buộc) của Mô hình.

nh: tỉnh Ninh Thuận chia sẻ cách thức triển khai Mô hình Ngôi nhà an toàn và khó khăn, kiến nghị trong quá trình thực hiện

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và...(23/01/2024 7:54 SA)

Triển khai thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai...(22/01/2024 7:35 SA)

Giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật(13/11/2023 2:06 CH)

Tổ chức nâng cao kỹ năng tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ trẻ em khuyết tật năm 2023(05/10/2023 9:25 SA)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm và tặng quà trung thu cho các em học sinh trường Tiểu học Vinh...(28/09/2023 9:18 SA)

71 người đang online