°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
123 người đã bình chọn

TẢN MẠN VỀ NGÀNH

Đăng ngày 28 - 08 - 2024
Lượt xem: 31
100%

TẢN MẠN VỀ NGÀNH

 

Ngay sau khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, các cơ quan tham mưu của Chính phủ đã được thành lập. Trong số các ngành được thành lập ngày 28/8/1945 có ngành công tác Văn phòng hành chính, ngành Tổ chức Nhà nước  và các Bộ: Thông tin- Tuyên truyền, Lao động, Tài chính, Tư pháp, Giao thông vận tải.

Nhân ngày truyền thống ngành Lao động- Thương binh và Xã hội 28/8, xin tản mạn đôi nét về Ngành với lòng tự hào,  biết ơn và niềm tin, khát vọng qua  lăng kính cảm xúc cá nhân...

Thứ nhất. Vấn đề lao động,  bao hàm cả chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp... thuộc chính sách vĩ mô; đồng thời, lao động là một trong ba khâu đột phá hay "điểm nghẽn" cần tháo gỡ để phát triển bền vững. Ngoài ra, hai thuộc tính của  hàng hóa- sức lao động rất đặc biệt, cả về giá trị và giá trị sử dụng, nhất là đối với các chuyên gia đầu ngành,  công nhân lành nghề, nghệ sĩ, nghệ nhân trong lĩnh vực văn hoá- nghệ thuật. Có thể nói, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) hay các chỉ số cạnh tranh (PCI, DDCI) và hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm phụ thuộc đáng kể bởi yếu tố quản lý và nhân lực.

Thứ hai. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,  hướng đến chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần của Nhân dân ngày càng tốt hơn, nhất là người có công,  gia đình chính sách, đối tượng yếu thế...Còn nhớ trong đại  dịch covid-19, Đảng và Nhà nước ta nhất quán chủ trương chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe của Nhân dân, cho dù có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Điều này không những thể hiện quan điểm,  chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta, mà còn tiếp nối truyền thống,  đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc. Tuy mộc mạc,  giản đơn song chan chứa ân tình, đó là: Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây, Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Chị ngã em nâng, Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng...Qua đó, niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được bồi đắp, nâng cao, vững chắc và sâu sắc hơn.

Thứ ba. Đối  tượng quản lý toàn Ngành khá lớn, có mặt trong hầu hết trong các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ riêng số người cần trợ giúp xã hội, đến cuối năm 2023, cả nước chiếm khoảng 20% dân số, trong đó trên 12 triệu người cao tuổi,  gần 7 triệu nguòi khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, 7-8 % dân số thuộc hộ nghèo,  cận nghèo, người có vấn đề sức khỏe tâm thần...Họ không những trực tiếp hay gián tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, tạo ra những giá trị mới cho cuộc sống với việc làm phù hợp, kể cả những người yếu thế, mà còn là thị trường rộng lớn, đa dạng và đầy tiềm năng,  chưa kể sức lan tỏa và truyền cảm hứng của người khuyết tật, để mọi người nhận thức và hành động tốt hơn. Qua đó, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa bảo đảm an ninh, trật tự và tạo động lực phát triển bền vững.

Thứ tư. Có những điều thú vị về ngành Lao động- Thương binh Xã hội. Là ngành gắn bó mật thiết và xuyên suốt Sinh- Lão- Bệnh- Tử của con người, kể từ lúc sinh ra, lớn lên cho đến khi về bên kia thế giới. Là một  trong số ít Ngành có 3 lĩnh vực (Lao động, Người có công và Xã hội),  đọc từ tên viết tắt "LĐTBXH" thật ý nghĩa và thú vị như:  Lo được toàn bộ xã hội, Lực đẩy tiến bộ xã hội, Làm đẹp thăng bằng xã hội, Linh đan tẩm bổ xã hội...

Thứ năm. Ninh Thuận- "Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt" là tư tưởng, quan điểm xuyên suốt, nhất quán trong Quy hoạch  tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (được phê duyệt tại Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó: Đến năm 2025 là tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước, là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước; đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Trong đó, Ngành có 2 mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, đó là: " Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 75-80%; trong  đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 40%" và "Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn mới) giảm bình quân  1,5- 2%/ năm  và đến năm 2030 còn dưới 1,5%". Cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, ngành Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh nhà tiếp tục nổ lực, bằng cả trách nhiệm và nghĩa tình, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần chuyển hóa "những giá trị khác biệt" thành tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo ra những giá trị mới và thúc đẩy phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, để Ninh Thuận mến yêu luôn tô thắm những sắc màu./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước(13/01/2025 8:28 SA)

Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 công tác Lao động, Người có công và Xã...(09/01/2025 7:21 SA)

Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ(06/01/2025 8:56 SA)

Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm, có quyền tự hào, tự tin...(06/01/2025 8:44 SA)

Hội nghị viên chức, người lao động năm 2025 tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Ninh Thuận(02/01/2025 7:30 SA)

72 người đang online