°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
44 người đã bình chọn

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 về Lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội

Đăng ngày 13 - 11 - 2023
Lượt xem: 139
100%

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 về Lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội

 

Trong những năm qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận luôn bám sát các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhà nước.

Các chính sách xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời, công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách và các hộ nghèo được quan tâm; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chính sách giảm nghèo đã góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội đặc biệt là vùng kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công” tiếp tục được phát triển sâu rộng ở các địa phương nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng...

Thực hiện Kế hoạch số 5565/KH-UBND ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó Ngành Lao động, Thương binh và xã hội đã đề ra một số giải pháp để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 theo Kế hoạch số 5565/KH-UBND ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh như sau:

- Một là: Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động; tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

- Hai là: Phát triển thị trường lao động trong và ngoài tỉnh đúng hướng (các dự án trọng điểm và doanh nghiệp trong khu công nghiệp phía Nam), tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm đang là ưu tiên hiện nay như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…

- Ba là: Rà soát, điều chỉnh, nghiên cứu tham mưu bổ sung các chương trình, kế hoạch để đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thực tế. - Phối hợp với doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong việc nâng cao trình độ, kỹ năng lao động nhất là giáo dục, nâng cao tác phong lao động công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy lao động…

- Bốn là: Đẩy mạnh đầu tư số hóa quản trị lao động việc làm kết nối với số hóa quản lý dân cư. Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa toàn diện, đồng bộ; thường xuyên cập nhật và tiếp thu công nghệ tiên tiến của các nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không chỉ đào tạo kiến thức nghề, kỹ năng nghề mà còn chú trọng đào tạo văn hóa nghề, tác phong công nghiệp cho người lao động.

- Năm là: Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở rộng hình thức liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao trong nước cũng như của nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phục vụ cho các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

- Sáu là: Chuyển mạnh từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sang dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động và nhu cầu đa 3 dạng của xã hội; gắn dạy nghề với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và gắn với tạo việc làm cho người lao động. - Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại doanh nghiệp để thu hút hiệu quả lao động tại chỗ nhằm giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nhân lực cục bộ, vấn đề đứt gãy lao động phục vụ phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

- Bảy là: Tham mưu triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung đầu tư và kết nối địa bàn nghèo, vùng lõi nghèo; đáp ứng nhu cầu của người dân về sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin và việc làm).

- Tám là: Tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo: Tăng cường công tác chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và địa phương quan tâm, thường xuyên cập nhật, tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới cán bộ và Nhân dân về các văn bản quy định chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung trong đó trọng tâm là chính sách tín dụng giảm nghèo để các chính sách giảm nghèo đảm bảo độ bao phủ, không bỏ sót chính sách và đối tượng thụ hưởng.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Sở (06/05/2024 10:59 SA)

Kết quả tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thực hiện tại TTPVHCC tỉnh Ninh Thuận lĩnh vực...(19/03/2024 7:30 SA)

Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian tới(13/11/2023 2:03 CH)

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận thông báo về việc Sơ tuyển, tiếp nhận vào làm...(18/09/2023 10:18 SA)

Kế hoạch tổ chức sơ tuyển, tiếp nhận vào làm công chức tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội(15/09/2023 10:16 SA)

96 người đang online