°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
104 người đã bình chọn

Ninh Thuận triển khai các giải pháp tạo việc làm cho người nghèo

Đăng ngày 01 - 11 - 2022
Lượt xem: 870
100%

Ninh Thuận triển khai các giải pháp tạo việc làm cho người nghèo

 

Trong những năm qua, cùng với việc tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), tỉnh Ninh Thuận đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo, quyết liệt trong tổ chức thực hiệnChương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Nhờ vậy, cuộc sống của người nghèo đã từng bước được cải thiện nhiều mặt; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các xã, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn, miều núi. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Ninh Thuận đã giảm một cách đáng kể qua các thời kỳ của chuẩn nghèo mới từ 1,5-2%/năm; nếu như năm 1992 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 28,13%, năm 2021 còn 4,56%, trong đó huyện nghèo 30a-Bác Ái tỷ lệ hộ nghèo còn 23,48%.

Tại Quyết định 353/QĐ-TTg, cả nước có 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh của giai đoạn 2021-2025, riêng tỉnh Ninh Thuận có huyện nghèo Bác Ái, và xã đặc biệt khó khăn Phước Dinh (huyện Thuận Nam). Trong quá trình tổ chức triển khai công tác giảm nghèo bền vững, tỉnh Ninh Thuận xác định mục tiêu cao nhất chính là hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân để từ đó “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Triển khai Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ Lao động -TBXH được giao là cơ quan chủ trì quản lý chương trình với tổng nguồn vốn thực hiện tối thiểu là 75.000 tỉ đồng. Chương trình này có 6 dự án thành phần, tại Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững có Tiểu Dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững có đề ra mục tiêu cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hoá các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Trước đó, để hướng dẫnmột số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững, Bộ Lao động – TBXH đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH.'

Theo đó, có 04 nội dung hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 cho 06 đối tượng áp dụng theo quy định, trong đó ưu tiên lao động hộ nghèo, vùng nghèo…, bao gồm:

Thứ nhất, hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.

Thứ hai, hỗ trợ giao dịch việc làm,.

Thứ ba, thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động.

Thứ tư, hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

Trong tổ chức thực hiện, tại Điều 15 Thông tư 11 có quy định rõ trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm là: Thực hiện số hóa nghiệp vụ về dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động đáp ứng nhu cầu thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý và kết nối, báo cáo chia sẻ cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; Tổ chức thu thập, cập nhật và báo cáo dữ liệu thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn.

Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm DVVL Ninh Thuận cho biết, trên thực tế, từ khi xuất hiện dịch COVID-19, đơn vị đã chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giới thiệu việc làm qua website, facebook, phỏng vấn online. Đây là hình thức giới thiệu việc làm đơn giản, nhưng kết quả đạt được khá tích cực. Cách thức hoạt động được diễn ra theo hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và người lao động trên cơ sở các doanh nghiệp chủ động cung cấp thông tin về nhu cầu, số lượng và vị trí tuyển dụng để đăng tải trên website, facebook của Trung tâm Dịch vụ việc làm, đồng thời cắt cử cán bộ thực hiện phỏng vấn ngay tại công ty qua phần mềm hỗ trợ. Trung tâm đã tận dụng thế mạnh từ Internet, biến các nền tảng kết nối trực tuyến thành công cụ hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ, nhằm kết nối doanh nghiệp với người lao động mọi lúc mọi nơi, ngay cả tại thời điểm thực hiện các quy định về giãn cách xã hội trên toàn địa bàn. Và thời gian tới, Trung tâm DVVL Ninh Thuận sẽ tiếp tục tổ chức các phiên giao dịch trực tuyến kết nối với nhiều tỉnh, thành khác trên toàn quốc. Tăng cường công tác trao đổi, thu thập, chia sẻ, kết nối dữ liệu thông tin thị trường lao động với các địa phương khác (thông qua các Trung tâm DVVL) có nhu cầu khai thác, sử dụng nhằm phục vụ các giao dịch việc làm thuận lợi, tăng hiệu quả kết nối. Đồng thời đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và cung cấp thông tin, trong đó chú trọng vào các hoạt động qua email, qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Website của Trung tâm…mở rộng cơ hội tuyển dụng cho doanh nghiệp cũng như người lao động trên địa Ninh Thuận và vùng lân cận. Trong đó, trước mắt năm 2022, tập trung tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ việc làm, kết nối việc làm thành công và khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ giao dịch việc làm; thu thập cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc theo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững bao gồm các hoạt động như:

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ giao dịch việc: Duy trì các phiên giao dịch việc làm, thực hiện các hoạt động tư vấn, kết nối việc làm trực tiếp diễn ra hằng ngày làm việc trong tuần và định kỳ vào ngày 05 và 20 hàng tháng (kể cả ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật) thông qua hoạt động của Sàn giao dịch việc làm cố định tại Trung tâm Dịch vụ việc làm; thoạt động tư vấn, kết nối việc làm trực tuyến diễn ra từ 08h-11h vào các ngày Thứ Ba, Thứ Năm hàng tuần trên link Google Meet: mtmpmwcbei thông qua hoạt động của Sàn giao dịch việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Ninh Thuận và các địa phương và phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, huyện; các doanh nghiệp trực tiếp tham dự để tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn lưu động để giới thiệu, kết nối việc làm trong nước, ngoài nước diễn ra tại các huyện, thành phố, cụm xã, phường, thị trấn và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, để tạo điều kiện cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển thiếu việc làm; Các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc trong tỉnh, ngoài tỉnh và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia kết nối việc làm và thực hiện tuyển dung nguồn nhân lực.

-Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm, gồm các hoạt động: Phối hợp các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; công ty, đơn vị doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và thực hiện in tờ rơi chuyển tải thông tin nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; tham mưu đề xuất nội dung thông tin băng rôn tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm,…tại các xã phường, các huyện, thành phố; phối hợp với Tạp chí Lao động và Xã hội,Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận để tuyên truyền, chuyển tải thông tin thị trường lao động và các hoạt động liên quan đến giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh;tham mưu đề xuất xây dựng nội dung và phát hành Cẩm nang tìm việc làm cho người lao động để hỗ trợ thực hiện hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho người lao động cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển trên địa bàn tỉnh bảo đảm chỉ tiêu để ra.

- Triển khai thực hiện khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ giao dịch việc làm; thu thập cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc để tổng hợpcơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc là việc khảo sát, thu thập, thống kê cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về người đang tìm việc làm và nhu cầu về việc làm mong muốn, thông tin về người sử dụng lao động đang có nhu cầu tuyển dụng lao động và vị trí việc làm mà người sử dụng lao động đang tuyển, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật. Gồm các nội dung như sau:Khảo sát, thuthập cơ sở dữ liệu việc tìm người và khảo sát, thu thập cơ sở dữ liệu người tìm việc.

Bên cạnh đó, Trung tâm DVVL tỉnh Ninh Thuận với chức năng, nhiệm vụ được giao Tâm trung tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác giải quyết việc làm cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch trên địa bàn theo kế hoạch của UBND tỉnh. Trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ kết nối cung – cầu lao động, các giải pháp tập trung vào việc hình thành hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin về việc làm trống, người tìm việc để phục vụ kết nối, tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức thực hiện các gói hỗ trợ kết nối việc làm thành công để nâng cao hiệu quả, chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm; hiện đại hóa hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng số của hoạt động kết nối cung – cầu lao động. Phát triển bền vững thị trường lao động trên cơ sở xây dựng và phát triển, hiện đại các thể chế của thị trường lao động; hiện đại hóa quản trị thị trường lao động. Tập trung rà soát các quy định của pháp luật, hình thành được cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, việc làm có kết nối chia sẻ với cơ sở dữ liệu về dân cư để phục vụ quản lý, thực hiện các chính sách về lao động việc làm chính xác, kịp thời; có phương án kịp thời để huy động, điều tiết các đối tượng sinh viên trường nghề, sinh viên, tham gia phục hồi sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, ngành nghề trọng yếu…

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm cốt lõi rất mới, trong khi đó, điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn, nhất là trong thời điểm cả nước đang khó khăn vì dịch bệnh, thiên tai…, vì thế việc xóa đói giảm nghèo cần phải có những thay đổi cách hỗ trợ người nghèo và chú trọng tới tính tự chủ của địa phương cùng sự tham gia của người dân… Bên cạnh các giải pháp căn cơ, chương trình giảm nghèo hướng tập trung hỗ trợ người nghèo giải quyết những vấn đề quan trọng nhất với họ như sinh kế, học nghề, việc làm, có thu nhập ổn định; Bổ sung một số dự án, tiểu dự án, nội dung mới ở vùng nghèo, vùng khó khăn đang mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân cả nước nói chung và Ninh Thuận nói riêng./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động(15/11/2024 4:05 CH)

Điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động(15/11/2024 4:02 CH)

Tiêu chuẩn với người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động(24/09/2024 4:00 CH)

“ Tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động”(10/06/2024 9:43 SA)

TÁC HẠI CỦA BỆNH BỤI PHỔI SILIC NGHỀ NGHIỆP(06/05/2024 2:17 CH)

16 người đang online