°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
123 người đã bình chọn

Quan điểm, định hướng đổi mới phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030

Đăng ngày 05 - 05 - 2021
Lượt xem: 748
100%

 

1. Quan điểm đổi mới phát triển giáo dục nghề nghiệp

- Phát triển GDNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN cần chú trọng cả quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo đồng bộ với đổi mới căn bản toàn diện về GD-ĐT; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính ổn định của hệ thống nhưng cần tầm nhìn dài hạn.

- Phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại,  chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận và công bằng, với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cấp kỹ năng nghề nghiệp suốt đời của người lao động để đáp ứng yêu cầu của vị trí làm việc, giảm tình trạng thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

- Đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp. Lấy sự chấp nhận của thị trường lao động là thước đo của hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; nâng chất lượng GDNN từng bước đạt chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới cũng nhưthích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động và của khoa học công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0. Thực hiện chuyển số, ứng dụng CNTT mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý, điều hành và tổ chức đào tạo;

- GDNN là dịch vụ công cơ bản, thiết yếu được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho trường chất lượng cao, các cơ sở GDNN chuyên biệt tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, các ngành, nghề đặc thù và các đối tượng chính sách.

2. Định hướng đổi mới phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030

2.1 Đến năm 2025:

- Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động.Xây dựng hệ thống GDNN đủ năng lực quản lý, thực hiện đào tạo lao động có kỹ năng nghề nghiệp cho các ngành kinh tế hiện tại và tương laicủa một nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

- Tổ chức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, tiếp cận bao trùm,đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời, gắn đào tạo với sử dụng lao động, tạo việc làm.

- Quy mô tuyển sinh GDNN đạt gấp đôi so với hiện nay, đảm bảo về cơ cấu và chất lượng, chú trọng tuyển sinh các ngành, nghề đáp ứng các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm Quốc gia. Thực hiện phân tầng chất lượng đào tạo, phấn đấu có khoảng 70 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.

- Phát triển hệ thống cơ sở đào tạo tại doanh nghiệp để đào tạo, đào tạo lại cho lao động; đồng thời tăng cường sự tham gia toàn diện của doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo nghề nghiệp.

- Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trong tổng lực lượng lao động, trong đó có 35 có văn bằng, chứng chỉ.

2.2 Đến năm 2030:

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu giai đoạn 2021-2025 và bổ sung thêm:

-Tiếp tục tăng quy mô tuyển sinh, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng ”đầu ra”,đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề nghiệpcao cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

- Xây dựng hệ thống GDNN vận hành hiệu quả, đảm bảo chất lượng với năng lực quản trị hiện đại của cả hệ thống và từng cơ sở GDNN.Phấn đấu hệ thống Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đạt trình độ các nước ASEAN-4 và tiếp cận trình độ các nước công nghiệp mới G20.

- Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó40% có văn bằng, chứng chỉ.

Về trọng điểm ưu tiên:

ü   Đào tạo chất lượng cao (giá trị gia tăng), đồng thời phát triển bao trùm (an sinh xã hội bền vững) bảo đảm cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp cho mọi đối tượng. 

ü   Triển khai Khung trình độ quốc gia VQF với cấu trúc quản trị bảo đảm chất lượng và liên thông trình độ trong cả hai hệ thống giáo dục và việc làm, giữa giáo dục nghề nghiệp với giáo dục phổ thông (chương trình mới) và giáo dục đại học, tham chiếu và công nhận lẫn nhau với các trình độ quốc gia và khu vực khác.

ü   Chuyển đổi số: xây dựng và phát triển hạ tầng chuyển đổi số, nguồn dữ liệu giáo dục nghề nghiệp và các lĩnh vực ngành nghề, phát triển khoa học dữ liệu.

ü   Hình thành một hệ thống đào tạo nghề nghiệp “kép” của Việt Nam, cho Việt Nam phù hợp với bối cảnh và điều kiện đất nước trong giai đoạn mới.

Nguồn tin: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chính sách đánh giá kỹ năng nghề lấy con người làm trung tâm(27/04/2023 8:53 SA)

"Để doanh nghiệp cũng là môi trường đào tạo thứ hai cho người học". (24/04/2023 9:20 SA)

Thông báo tuyển chọn thực tập sinh nữ đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản – đợt 01/2023(13/03/2023 10:39 SA)

2 giải pháp trọng tâm và 5 trụ cột cơ bản để nâng cao kỹ năng nghề(14/02/2023 2:29 CH)

Ban hành Chương trình đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia(04/11/2022 10:49 SA)

172 người đang online