ĐIỂM TỰA GIẢM NGHÈO

ĐIỂM TỰA GIẢM NGHÈO

Một trong những điểm tựa để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong thời gian qua đó là phát huy ý thức tự lực, tự cường  của chính đồng bào DTTS.

 Trước hết, phải khẳng định rằng, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh, UBND tỉnh, sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cùng sự tham gia tích cực của người dân, trong đó có ý thức tự lực, tự cường, nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào DTTS tham gia phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo tiền đề quan trọng trong giảm nghèo bền vững nói riêng, cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian qua. 

Bước qua đại dịch covid-19, bức tranh đa sắc màu của tỉnh từng bước được khởi sắc và sáng hơn, trong đó, có những điểm sáng đáng trân trọng ở vùng đồng bào DTTS, thể hiện rõ nét thông qua đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm nhanh và bền vững, niềm tin của bà con đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được bồi đắp, nâng cao, vững chắc và sâu sắc hơn.

Giảm nghèo bền vững luôn là chủ trương lớn, đúng đắn, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Giảm nghèo bền vững đòi hỏi sự vào cuộc không những của cả hệ thống chính và toàn xã hội, mà còn có sự tham gia tích cực của chủ thể là bản thân người nghèo và hộ nghèo. Đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận  giảm nghèo từ đơn chiều sang đa chiều gắn với mục tiêu “đa chiều, bao trùm, bền vững”. Từ cho sâu cá đến cho cần câu, rồi chỉ cách câu và chỉ chổ bán và cách bán cá...,sao cho hiệu quả cao nhất, phù hợp với từng điều kiện, tập quán sản xuất, đối tượng cụ thể.

Từ năm 2019 đến nay, thông qua các chương trình, dự án..., ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã triển khai nhiều nội dung về dạy nghề, tạo việc làm gắn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tạo sinh kế, tăng thu nhập như sau:

Thứ nhất, Trên địa bàn tỉnh đã có 9.521 học viên là người DTTS trong tổng số 52.274 người tham gia các lớp đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 18 %, chủ yếu các nghề như kỹ thuật chăn nuôi bò, dê, cừu vỗ béo và sinh sản; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mì, bưởi da xanh; kỹ thuật  trồng lúa năng suất cao; nghiệp vụ bàn, bếp; nghề may công nghiệp... Ngoài ra, tập trung đào tạo nghề theo vị trí việc làm tại các doanh nghiệp để các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng như nghề may công nghiệp tại Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú, Công ty May Tân Tiến, Công ty May Cam Ranh...

 Thứ hai, Qua các ngày hội giải quyết việc làm, các ngày tư vấn, giới thiệu việc làm trực tiếp tại cơ sở, qua kết nối với các doanh nghiệp..., đã giải quyết việc làm cho 39.396 lao động là đồng bào DTTS trong tổng số 92.633 lao động, chiếm tỷ lệ 42,53%; trong đó có 208 lao động là đồng bào DTTS  đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong tổng số 756 lao động, chiếm tỷ lệ 27,47% . Có thể nói, giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp trong của đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ khá cao so mặt bằng chung.

Thứ ba, Thông qua công tác phối hợp giữa Ủy ban Măt trận và UBND các cấp tự tỉnh đến cơ sở về xây dựng mỗi xã, phường, thị trấn một mô hình sinh kế gắn với giảm nghèo bền vững, đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 70 mô hình. Trong đó, vùng đồng bào DTTS bên cạnh các mô hình truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi cây, con phù hợp, gần đây, đã có thêm nhiều mô hình mới và hiệu quả như: Giữ rừng khoán quản gắn với chương trình phát triển lâm nghiệp; du lịch cộng đồng gắn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản và làng nghề; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gắn với xóa bỏ tâm lý ngại xa nhà; làm công nhân tại các nhà máy trong vùng đã dần quen như từng quen lối đi lên nương, lên rẫy bao đời nay...

Giai đoạn 2016-2019: Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS (trên tổng số hộ đồng bào DTTS)  từ 38,77% cuối năm 2015 giảm xuống còn 20,16% cuối năm 2019, bình quân mỗi năm giảm 4,65% (kế hoạch giảm 4%); riêng huyện nghèo Bác Ái giảm bình quân 6,13%/năm (vượt 53% kế hoạch). Giai đoạn 2021-2025: Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS (trên tổng số hộ đồng bào DTTS) là 13,04%, giảm 4,69% so với cuối năm 2022 (kế hoạch giảm tối thiểu 3%/ năm) ; riêng huyện nghèo Bác Ái giảm 6,36% so với năm 2022 (kế hoạch giảm 4-5%/ năm).

Như vậy, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh, song phải công nhận rằng, kết quả giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS  thời gian qua đã có sự thay đổi khá rõ nét không những qua các con số, mà còn thể hiện rõ qua điểm tựa- “ý thức tự lực, tự cường”, nổ lực vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống của người nghèo và hộ nghèo đồng bào DTTS , cùng cộng động “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”.  

Chỉ thị số 19 CT/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2030 không còn huyện nghèo và cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn”. Đây không những là mục tiêu, mà còn là quyết tâm chính trị thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với vùng đồng bào DTTS.  

Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu và quyết tâm chính trị nêu trên, thời gian tới, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tập trung tham mưu, đề xuất, chỉ đạo các công việc trọng tâm sau đây:  

Thứ nhất, Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 19 NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 19 CT/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 32 CT/TU ngày 11/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về việc tiếp tục nâng cao chất lượng vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Thứ hai, Đẩy mạnh Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” trên địa bàn tỉnh gắn với huy động và lồng ghép các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả  các chương trình mục tiêu quốc gia, cũng như các chương trình, đề án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững. Quan tâm động viên, khích lệ, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, nổ lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo và hộ nghèo.

Thứ tư, Rà soát, nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả để đẩy nhanh và nâng cao chất lượng giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác giảm nghèo và những gương sáng thoát nghèo điển hình, tiêu biểu trong cộng đồng.

Bạch Văn Nguyên - Phó Giám đốc Sở