TRÁCH NHIỆM CỦA LÒNG NHÂN ÁI

TRÁCH NHIỆM CỦA LÒNG NHÂN ÁI

Theo Luật Người khuyết tật, “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Chỉ thị số 39- CT/TW ngày 01/11/2019  của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật một lần nữa nhấn mạnh: “‘...Hổ trợ tạo điều kiện phát huy năng lực của người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật để làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết, là cầu nối giữa người khuyết tật với Đảng, NHà nước...”.

Từ năm 1980 đến nay, Đảng và Nhà nước đã dành rất nhiều nổ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm các quyền của người khuyết tật,  cải thiện chất lượng cuộc sống để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng ngày càng tốt hơn. Nhiều chủ trương, đã được triển khai thực hiện như Luật Người khuyết tật, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã được phê chuẩn, Ủy ban quốc gia về người khuyết tật và Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam được thành lập, triển khai các Đề án trợ giúp người khuyết tật.

Ngày 30/7/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về người tàn tật, tại Điều 31 có quy định lấy ngày 18/4 hàng năm là Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật. Sau này, khi Luật Người khuyết tật ngày 29/6/2010 được Quốc hội ban hành, tại Điều 11 chính thức ghi nhận ngày 18/4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam. Đây là ngày hội lớn đối với người khuyết tật nói chung và các tổ chức, cá nhân nhân đang hành động vì người khuyết tật nói riêng. Việc người khuyết tật có một ngày dành riêng cho mình đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước nhằm bảo đảm các quyền của người khuyết tật, đồng thời, cải thiện chất lượng cuộc sống để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng ngày càng tốt hơn.

Toàn tỉnh Ninh Thuận 13.791 người khuyết tật, phân theo dạng tật bao gồm: khuyết tật vận động 6.074 người, khuyết tật nghe, nói 1.190 người, khuyết tật nhìn 1.067 người, khuyết tật thần kinh, tâm thần 3.029 người, khuyết tật trí tuệ 903 người, khuyết tật khác 1.528 người; phân theo mức độ tật bao gồm: khuyết tật đặc biệt nặng 2.832 người, khuyết tật nặng: 8.129 người và khuyết tật nhẹ 2.830 người. Hiện có 3 cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc 330 người khuyết tật, bao gồm Trung tâm Công tác xã hội Tỉnh có 230 người và 2 cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân 100 người (Cơ sở Trần Châu, huyện Ninh Sơn và Cơ sở Từ Ân, huyện Ninh Hải); có 3 cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, tư vấn, hổ trợ giáo dục  gần 180 người khuyết tật, bao gồm Trung tâm Hổ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Tỉnh 76 học sinh và 2 cơ sở tư nhân có 102 học sinh (Trường Khuyết tật Phaolô Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, Trường Chuyên biệt Tương Lai, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm); có 2 tổ chức xã hội  bảo trợ người khuyết tật bao gồm Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tỉnh thành lập năm 2008 và Hội Người mù Tỉnh thành lập năm 2012.

UBND Tỉnh đã kip thời ban hành các văn bản triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương như: Kế hoạch số 1964/KH-UBND ngày 07/5/20213 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật 2013 -2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Kế hoạch số 5224/QĐ- UBND ngày 30/12/2019 thực hiện Chỉ thị số 39- CT/TW ngày 01/11/2019  của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Kế hoạch số 6921/KH-UBND ngày 20/12/2021 triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 5591/KH- UBND ngày 27/12/2018 về triển khai thực hiện Đề án hổ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các Sở, ban, ngành Tỉnh và UBND các huyện, thành phố trong Tỉnh đều ban hành kế hoạch thực hiên theo chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của địa phương.

Nhờ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Tỉnh đến cơ sở, cũng như sự tích cực hưởng ứng của toàn xã hội nên công tác nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật thời gian qua dù gặp không ít khó khăn nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, khích lệ. Đặc biệt, các chính sách an sinh xã hội đã đi sâu vào đời sống của Nhân dân; 100% đối tượng yếu thế nói chung và người khuyết tật nói riêng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ trước đây và hiện nay là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, trợ giúp xã hội khẩn cấp, chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội được thực hiên đầy đủ, kịp thời và đúng quy định.

 Qua đó, người khuyết tật được quan tâm chăm lo ngày càng tốt hơn, cả về vật chất lẫn tinh thần, bằng cả trách nhiệm lẫn nghĩa tình của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, giúp người khuyết tật phát huy giá trị và khả năng của bản thân để sớm hòa nhập cuộc sống.

          Ngoài mong muốn và khát vọng vượt qua rào cản của khiếm khuyết và khó khăn của người khuyết tật trong hành trình chinh phục và hướng đến tương lai sáng lạn, cần lắm trách nhiệm lẫn nghĩa tình của những tấm lòng nhân ái con Lạc cháu Hồng. Xin mượn lời bài thơ CHO thay lời kết bài viết này:

         Cho nắng để cây nở hoa

         Cho gió có đà để chong chóng quay

         Yêu thương, san sẻ hàng ngày

         Để cho hạnh phúc đong đầy tương lai.

Một số hình ảnh chăm sóc  người khuyết tật, người khuyết tật tiêu biểu

 

Bạch Văn Nguyên - Phó Giám đốc Sở