Giảm nghèo bền vững năm 2023, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư
Giảm nghèo bền vững năm 2023, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư
Giảm nghèo bền vững năm 2023, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn số 2113/LĐTBXH-VPQGGN về việc đốc thúc các địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 năm 2023. Đây cũng là dịp các địa phương cần phải quán triệt hơn nữa Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững năm 2030.
Đảng và Nhà nước ta trong các chính sách luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là rất quan trọng, phải được thực hiện nhất quán, xuyên suốt trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Lúc sinh thời Bác Hồ cũng thường nói với những câu rất ngắn gọn, giản dĩ đó là: “công tác xóa đói giảm nghèo chỉ có thể giải quyết thành công khi chúng ta huy động được sức mạnh của cả dân tộc”, “Nhà nước, nhân dân và các hộ nghèo cùng làm”, “Trung ương và địa phương cùng lo”, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Chính vì tầm quan trọng của giảm nghèo rất to lớn như vậy nên một lần nữa Đảng phải ra tiếp Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư với tầm nhìn đến năm 2030 tới các cấp ủy Đảng.
Hiện hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Theo chuẩn cũ, năm 1993 tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến năm 2020 chỉ còn 2,75%. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Chỉ thị cho biết: “Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta”.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên phạm vi toàn quốc vào tháng 1/2023, tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo) chung toàn quốc là 7,52%. Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.972.767 hộ.
Đứng trước tình hình một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo; lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa quyết liệt, kịp thời, hiệu quả quản lý nhà nước có mặt còn hạn chế....
Do đó Chỉ thị 05 yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung chỉ lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác này. Với mục tiêu đề ra rất rõ ràng “tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm”; phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Với mục tiêu như vậy, Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư đã đề ra 5 giải pháp quan trọng.
Thứ nhất, các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; Công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Công tác giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Coi báo chí là kênh thông tin tuyên truyền quan trọng.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo…
Thứ tư, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững..
Thứ năm, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý
Thực tế cho thấy việc thực hiện giải pháp thứ nhất và thứ hai là phải song hành cùng nhau thì mới đạt hiệu quả cao.
Giảm nghèo bền vững năm 2023, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn số 2113/LĐTBXH-VPQGGN về việc đốc thúc các địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 năm 2023. Đây cũng là dịp các địa phương cần phải quán triệt hơn nữa Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững năm 2030.
Đảng và Nhà nước ta trong các chính sách luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là rất quan trọng, phải được thực hiện nhất quán, xuyên suốt trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Lúc sinh thời Bác Hồ cũng thường nói với những câu rất ngắn gọn, giản dĩ đó là: “công tác xóa đói giảm nghèo chỉ có thể giải quyết thành công khi chúng ta huy động được sức mạnh của cả dân tộc”, “Nhà nước, nhân dân và các hộ nghèo cùng làm”, “Trung ương và địa phương cùng lo”, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Chính vì tầm quan trọng của giảm nghèo rất to lớn như vậy nên một lần nữa Đảng phải ra tiếp Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư với tầm nhìn đến năm 2030 tới các cấp ủy Đảng.
Hiện hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Theo chuẩn cũ, năm 1993 tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến năm 2020 chỉ còn 2,75%. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Chỉ thị cho biết: “Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta”.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên phạm vi toàn quốc vào tháng 1/2023, tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo) chung toàn quốc là 7,52%. Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.972.767 hộ.
Đứng trước tình hình một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo; lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa quyết liệt, kịp thời, hiệu quả quản lý nhà nước có mặt còn hạn chế....
Do đó Chỉ thị 05 yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung chỉ lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác này. Với mục tiêu đề ra rất rõ ràng “tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm”; phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Với mục tiêu như vậy, Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư đã đề ra 5 giải pháp quan trọng.
Thứ nhất, các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; Công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Công tác giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Coi báo chí là kênh thông tin tuyên truyền quan trọng.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo…
Thứ tư, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững..
Thứ năm, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý
Thực tế cho thấy việc thực hiện giải pháp thứ nhất và thứ hai là phải song hành cùng nhau thì mới đạt hiệu quả cao.
Hoàng Định - Phòng NCCXH
Nguồn: Trang thông tin điện tử Bộ Lao động TBXH