Công bố tình hình tai nạn 6 tháng đầu năm 2022

Công bố tình hình tai nạn 6 tháng đầu năm 2022

Qua kết quả tổng hợp số liệu báo cáo tình hình tai nạn lao động và điều tra tai nạn lao động (viết tắt TNLĐ) 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy 04 vụ/06 người bị tai nạn lao động, trong đó: 01 vụ/03 người (01 chết, 02 bị thương nặng), 02 vụ /02 người chết người và 01 vụ/01 người bị thương nặng. Các nguyên nhân bị tai nạn: 01 vụ/01 người do tai nạn giao thông trên đường đi từ nơi làm việc về nơi ở được xem là tai nạn lao động; 01 vụ/01 người bị điện giật; 01 vụ/01 người bị dây curoa máy cắt sắt bàn cuốn vào; 01 vụ/03 người do xe bơm bê tông bị lún chân nghiêng về một bên khiến cần bơm bê tông bị sập xuống và va vào công nhân khi họ đang thi công đổ bê tông

Tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rất thấp (50 doanh nghiệp báo cáo/4.531 doanh nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp), khoản 1,1%. Số doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động chưa cao so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.

            Giải pháp để giảm thiểu các vụ tai nạn lao động trong thời gian tới, như sau: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của doanh nghiệp và người lao động, kể cả người có quan hệ lao động và người nằm ngoài quan hệ lao động đối với công tác an toàn vệ sinh lao động để họ hiểu rõ quyền và trách nhiệm, những việc phải làm nhằm bảo đảm sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của người lao động, giúp cho doanh nghiệp, xã hội phát triển một cách bền vững. Tổ chức tốt các hoạt động thiết thực, có hiệu quả nhằm thúc đẩy các chương trình, hành động cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp và nâng cao ý thức, nhận thức của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện về ATVSLĐ và các hoạt động phòng ngừa, đánh giá rủi ro giúp doanh nghiệp và người lao động chủ động phòng ngừa, hạn chế các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thúc đẩy và đề cao vai trò đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn và các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động, người lao động cũng cần chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng về ATVSLĐ; thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình được quy định trong Luật ATVSLĐ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm để ngăn ngừa tai nạn lao động.   

                                        

                                                                                                                          Minh Phương - Phó phòng LĐGDNN