Chuyên mục Hỏi - Đáp của ông (bà) Lê Hiền Tiến

Chuyên mục Hỏi - Đáp.

Tiếp nhận câu hỏi của ông (bà) Lê Hiền Tiến được trích như sau:

“Tôi là thợ khoá ở tại địa phương. Tôi có đề nghị nhận trợ cấp do dịch Covid theo diện lao động tự do nhưng không được hỗ trợ. Vậy kể từ ngày 28/7/2021 theo như Thông báo số 250 của Tỉnh ủy Ninh Thuận thì tôi có thuộc diện nhận được trợ cấp không?”

 

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ Kế hoạch số 3544/KH-UBND ngày 17/7/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Công văn số 3823/UBND-VXNV ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh Ninh Thuận về bổ sung đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, có quy định Chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động là Lao động tự do thuộc các dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang bị tạm dừng hoạt động theo các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền, gồm:

  1. Lao động tự do làm việc cho các quầy hàng chợ đêm, quán bar, vũ trường, dịch vụ karaoke, massage, dịch vụ trò chơi điện tử, nhà hàng tiệc cưới, rạp chiếu phim.
  2. Lao động tự do làm việc trong cơ sở kinh doanh: phòng tập yoga; phòng tập gym; bi-da; spa làm đẹp cho các giới; khu vui chơi giải trí trẻ em, hồ bơi; sân bóng mini; các câu lạc bộ thể dục thể thao (bao gồm cả võ thuật, thể dục thẩm mỹ); dịch vụ tắm nước ngọt, giữ xe bãi biển; khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú.
  3. Lao động tự do làm việc tại các nhà xe vận tải hành khách đi/đến TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
  4. Lao động tự do làm việc tại các Trung tâm ngoại ngữ; Cơ sở giáo dục phổ thông, tiểu học, mẫu giáo, mầm non; Trung tâm GDNN-GDTX, Trung tâm GDTX-HN; Trung tâm ngoại ngữ, tin học; Trung tâm GD kỹ năng sống.
  5. Người bán hàng rong dọc QL 1A đi qua địa bàn tỉnh, tại Ga Tháp Chàm.
  6. Người bán lẻ vé số lưu động; người khuyết tật bán lẻ vé số;
  7. Người bán hàng rong không có địa điểm cố định;
  8. Người thu mua, nhặt ve chai lưu động (đồng nát);
  9. Người chạy xe ôm (xe hai bánh chở khách);
  10. Bốc vác lên xuống hàng hóa tại các chợ, ga Tháp Chàm, bến xe liên tỉnh (trừ đối tượng tại điểm 3);
  11. Lao động làm việc tại các hộ kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ đối tượng tại điểm 1);
  12. Thợ cắt tóc nam, nữ;
  13. Giáo viên, người lao động đang làm việc tại các cơ sở mầm non, mẫu giáo, giữ trẻ tư thục có hợp đồng lao động nhưng không tham gia BHXH.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị ông (bà) Lê Hiền Tiến chủ động đối chiếu với 13 đối tượng kể trên và liên hệ UBND phường nơi thường trú để được hướng dẫn thực hiện.

 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để ông (bà) Lê Hiền Tiến được biết./.

Duy Lâm - Phòng LĐGDNN