°
Đánh giá chất lượng về cung cấp DVC Sở LĐTBXH
44 người đã bình chọn

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CẢ NƯỚC CHUNG TAY VÌ NGƯỜI NGHÈO- KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU’ GIAI ĐOẠN 2016- 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Đăng ngày 24 - 04 - 2021
Lượt xem: 1.044
100%

 

Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực, tạo khí thế thi đua sôi nổi, tích cực thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững.


Pa-nô tuyên truyền “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh.

Sau khi có Quyết định số 1258/QĐ-TTg, ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 4492/KH-UBND ngày 27/10/2017 về phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo- Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Trong đó giao cho Sở Lao động-TB&XH (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo CTMTQG lĩnh vực giảm nghèo) phối hợp với Sở Nội vụ (Ban thi đua - Khen thưởng tỉnh) và các đơn vị liên quan thống nhất các nội dung, biện pháp triển khai thực hiện.
Qua hơn 05 năm thực hiện, kết quả ban đầu đạt được trên các mặt, đó là:
Công tác truyền thông, tuyên truyền được triển khai thực hiện với hình thức đa dạng, phong phú.  Xây dựng
15 Pano trên địa bàn các huyện, thành phố với chủ đề “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; treo 125 băng rôn tại các trục đường chính trên địa bàn xã, phường, thị trấn. In ấn 150 đĩa, 250 cuốn sổ tay giảm nghèo về thông tin; 1.000 tờ rơi Hỏi đáp về pháp luật lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, và nhiều tin bài về công tác giảm nghèo đăng trên trang thông tin điện tử giảm nghèo của tỉnh. Tổ chức 02 lớp tập huấn cán bộ thông tin cơ sở với tổng số học viên là 70 người tại các xã, thị trấn. Tổ chức 21 cuộc đối thoại chính sách giảm nghèo cho hơn 40.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và cộng đồng; thực hiện in 35.000 tờ rơi và hơn 800 cuốn sổ tay giảm nghèo cung cấp cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

Nhờ đó, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở kế hoạch vốn được giao, các sở, ban ngành, địa phương đã tập trung phân bổ nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đã thực hiện hỗ trợ giống ngắn vụ (bắp, lúa, đậu xanh…) và cây ăn quả lâu năm (Bưởi da xanh, điều, xoài cát hòa lộc…); gia cầm (gà, vịt); gia súc (bò, heo đen, dê, cừu); xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, dê sinh sản, trồng cây dưới tán rừng, bưởi da xanh ...cho 3.025 hộ thụ hưởng. Sự tham gia của người dân là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công chung của các Mô hình, tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng và minh bạch các nguồn lực tham gia.

Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, vận động các nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong đoàn viên, hội viên tham gia hỗ trợ giảm nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận tốt nhất nguồn vốn sản xuất làm ăn, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững bằng những việc làm thiết thực để giúp đỡ c hộ nghèo. Điển hình đã triển khai Đề án 406/ĐA hỗ trợ bò cái giống sinh sản cho hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện Bác Ái với hoạt động hỗ trợ 1.000 con bò cho 750 hộ với tổng kinh phí vận động là 19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hàng năm từ nguồn quỹ vận động được, đã chăm lo, hỗ trợ về đời sống thiết yếu cho người nghèo, nhiều loại hình hỗ trợ đa dạng được thực hiện như hỗ trợ quà tết, tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế,… với tổng số tiền trên 21 tỷ đồng. Kết quả đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã có 03 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 40 Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện tốt Phòng trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo- Không để ai bị bỏ lại phía sau. Riêng đối với hộ nghèo phấn đấu thoát nghèo vươn lên làm hộ khá, toàn tỉnh đã có 01 hộ dân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 04 hộ dân nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Những hoạt động trên đã góp phần tích cực làm cho số hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 9.606 hộ (số liệu đến 31/12/2020). Đầu năm 2016, toàn tỉnh có 23.767 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 14,93% trên tổng số hộ dân. Trong giai đoạn (2016- 2020) bình quân mỗi năm giảm được 1,92%; đưa tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh xuống còn 5,33% vào cuối năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên tổng số hộ dân tộc thiểu số giảm từ 38,77% đầu năm 2016 xuống còn 16,18% cuối năm 2020. Bình quân mỗi năm giảm 4,52%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra bình quân mỗi năm giảm 3-4% tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên tổng số hộ dân tộc thiểu số). Riêng huyện nghèo 30a (Bác Ái) giảm bình quân 6,01%/năm, vượt 150% kế hoạch (kế hoạch đề ra bình quân mỗi năm giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, huyện nghèo 30a).

Trong thời gian tới, để Phong trào tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, cần triển khai những giải pháp cụ thể sau:

Một là tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo phát động, tổ chức phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết và khen thưởng cho tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong phong trào thi đua

Hai là Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, tạo tính chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Ba là Bố trí kịp thời ngân sách để thực hiện tốt các chế độ, chính sách giảm nghèo, chú trọng huy động đóng góp của các doanh nghiệp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tăng cường lồng ghép các hoạt động giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới nhằm tăng nguồn lực cho công tác giảm nghèo.

Bốn là Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho người nghèo mở rộng sản xuất, tiếp cận thị trường tiêu thụ hàng hóa.

          Năm là Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, hạn chế tình trạng tái nghèo, nhất là trong vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ban hành cơ chế đặc thù cho các Chương trình mục tiêu quốc gia(19/03/2024 7:19 SA)

Nhiều hoạt động chăm lo, giúp đỡ người nghèo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024(01/02/2024 8:43 SA)

Chăm lo Tết cho gia đình chính sách, người có công, người nghèo(25/01/2024 8:36 SA)

Kết quả hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc Chương trình mục...(22/01/2024 7:37 SA)

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giảm nghèo(03/01/2024 9:51 SA)

90 người đang online